Việt Nam hưởng lợi từ nhập khẩu sắt thép

05-01-2023 12:03|Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường sắt thép thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi trong khoảng 2 tháng trở lại đây, với kỳ vọng nhu cầu sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ. Nhịp tăng của giá sắt thép đang có phần chững lại, trong bối cảnh gián đoạn vì dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc đang cản trở sức tiêu thụ.

Việt Nam hưởng lợi từ nhập khẩu sắt thép - Ảnh 1.

Cận kề Tết Nguyên Đán 2023, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng có xu hướng tích trữ hàng phục vụ cho hoạt động tại các nhà máy.

Tuy nhiên, MXV nhận định, đà tăng mạnh sẽ nhiều khả năng sẽ sớm quay trở lại khi quốc gia tiêu thụ chính là Trung Quốc thoát khỏi đỉnh dịch và tập trung vào phục hồi tăng trưởng.

Do đó, trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn đang được hưởng lợi từ việc nhập khẩu sắt thép. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn mà nhiều dự án gấp rút hoàn thành tiến độ, thúc đẩy nhu cầu sắt thép.

Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong 15 ngày đầu tháng 12 vừa qua, nước ta đã nhập khẩu 546,9 nghìn tấn sắt thép các loại, tương đương kim ngạch 475,9 triệu USD. Trong khi đó, tổng lượng xuất khẩu chỉ đạt 334.500 tấn, trị giá 222,1 triệu USD.

Cận kề Tết Nguyên Đán 2023, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng có xu hướng tích trữ hàng phục vụ cho hoạt động tại các nhà máy. Với đà phục hồi dần của thị trường sắt thép trên thế giới, các doanh nghiệp nội địa cũng cần phải nâng cao chất lượng và vị thế cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và thương mại quốc tế.

Việt Nam hưởng lợi từ nhập khẩu sắt thép - Ảnh 2.

Bảng giá năng lượng kết thúc ngày giao dịch 04/01.

Giá dầu thế giới lao dốc mạnh ngày thứ 2 liên tiếp

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/01, dầu thô đã có 2 ngày giảm giá đầu năm mạnh nhất trong vòng hơn 30 năm qua, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo lắng về nhu cầu nhiên liệu khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và các trường hợp COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc.

Giá dầu WTI giảm 5,32% xuống 72,84 USD/thùng. Dầu Brent cũng giảm mạnh 5,19% xuống 77,84 USD/thùng.

Lực bán áp đảo gần như toàn bộ thời gian trong phiên, khi bài toán nhu cầu tiêu thụ tại quốc gia nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc vẫn khó có thể tháo gỡ trong ngắn hạn. Các ca nhiễm COVID-19 tăng vọt với số người thiệt hại gia tăng nhanh chóng tạo ra hiệu ứng tâm lý tiêu cực thúc đẩy sức bán trên thị trường dầu.

Theo nguồn tin từ Reuters cho biết, gã khổng lồ dầu khí nhà nước Saudi Aramco có thể giảm giá bán chính thức (OSP) đối với loại dầu thô tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Á với mức giảm khoảng 1,5 USD/thùng trong tháng Hai. Một phần là do sức ép từ sự chuyển hướng dòng chảy dầu từ Nga. Tuy nhiên, dòng chảy này cũng đang suy yếu trong tuần thứ 4 liên tiếp sang khu vực châu Á, do đó, đây đều là những tín hiệu cho thấy nhu cầu chậm lại đè nặng lên giá dầu. 

Rạng sáng nay, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 30/12 đã tăng 3,3 triệu thùng, cao hơn so với dự báo của thị trường. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng 1,2 triệu thùng, trái với mức dự đoán giảm. Dữ liệu này có thể tiếp tục khiến giá dầu gặp áp lực bán nhẹ trong phiên sáng. 

Vượt Mỹ và kiểm soát 50% thị trường toàn cầu, ngành đóng tàu Trung Quốc 'bị đưa vào tầm ngắm'

Tập đoàn ô tô lớn nhất Trung Quốc vào Việt Nam, chuẩn bị khởi công nhà máy công suất 50.000 xe/năm

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/viet-nam-huong-loi-tu-nhap-khau-sat-thep-102230105083405348.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Việt Nam hưởng lợi từ nhập khẩu sắt thép
    POWERED BY ONECMS & INTECH