Đêm ngày 2, rạng sáng ngày 3/11, Fed sẽ ra thông báo về cuộc họp chính sách trong đó có quyết định tăng lãi suất (dự báo 0,75% lần thứ 4) cùng quan điểm về cuộc chiến chống lạm phát.
15h00: Cổ phiếu dầu khí họ "P" hồi phục
Đóng cửa, VN-Index giảm 10,56 điểm (1,02%) còn 1.023,19 điểm, HNX-Index giảm 0,7 điểm (0,33%) xuống 211,66 điểm, UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (0,62%) về 76,01 điểm.
Thị trường kết phiên tiếp tục đà giảm điểm của các chỉ số chính, VN-Index không kịp lấy lại mốc 1.030 dù có thời điểm đã hồi trên ngưỡng này.
Diễn biến các chỉ số ngành phiên 2/11 (Nguồn Vietstock)
Nổi bật hôm nay với nhóm thép với hàng loạt mã lội ngược dòng so với sắc đỏ của thị trường chung, điển hình là HSG gần chạm trần, NKG tăng 4,3% lên 13.450 đồng/cp, VGS tăng 3% đạt 10.300 đồng/cp, HPG (+2,3%), TLH (+1,8%),...
Các cổ phiếu nhóm dầu khí cũng giao dịch khởi sắc khi ghi nhận nhiều mã ghi nhận tăng điểm. Họ nhà “P” gồm PVD tăng kịch trần, PVC, PVB, PVS khi có thêm hơn 5% thị giá.
Trụ đỡ thị trường đến từ nhóm bluechip, HPG đóng góp hơn 0,5 điểm cùng với VPB, VIB, PVD là những cổ phiếu có tác động tích cực. Ngược lại, MSN, VCB, VNM, MWG, EIB,... là lực cản chính của thị trường chung.
13h40: Cổ phiếu phân bón diễn biến xấu
VN-Index giảm 6,81 điểm (0,66%) về 1.026,94 điểm, HNX-Index giảm 0,51 điểm (0,24%) còn 211,85 điểm, UPCoM-Index giảm 0,67 điểm (0,88%) xuống 75,81 điểm.
Thị trường tiếp tục biến động trong biên độ hẹp sau khoảng 40 phút giao dịch. Cổ phiếu phân bón đang giảm khá mạnh với DCM lộ sàn, DPM mất 4,7% thị giá,...
11h30: Thanh khoản cầm chừng
VN-Index duy trì xu hướng tiêu cực hơn về cuối phiên sáng với sự đổ dốc của nhóm vốn hóa lớn. Mặc dù lực bán không quá mạnh nhưng thị trường tiếp tục phân hóa khi các nhóm ngành thay nhau tăng giảm liên tục, nhóm này giảm thì lại có nhóm khác tăng để giữ nhịp cho thị trường.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 9,14 điểm (0,88%) về 1.024,61 điểm, HNX-Index giảm 0,16 điểm (0,08%) xuống 212,2 điểm, UPCoM-Index giảm 0,67 điểm (0,88%) còn 75,82 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 438 mã giảm, 278 mã tăng và 189 mã đứng giá tham chiếu.
Thanh khoản thị trường đạt 5.023 tỷ đồng tỏng đó thanh khoản trên HOSE giảm 16% còn 3.947 tỷ đồng.
10h40: Hồi trở lại mốc 1.030 điểm
Thị trường thu hẹp đà giảm về giữa phiên sáng với thanh khoản yếu hơn phiên trước. Các nhóm ngành có vốn hóa lớn như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán,... vẫn là nguyên nhân chính khiến sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện.
Ngược dòng thị trường chung, cổ phiếu thép giao dịch khởi sắc với loạt mã tăng điểm có thể kể đến như PAS (+3,2%), HSG (+3%), VGS (+3%), HPG (+3%), SMC (+2,5%), TLH (+1,7%), NKG (+1,6%),...
VN-Index giảm 3,06 điểm (0,3%) còn 1.030,69 điểm, VN30-Index giảm 3,36 điểm (0,32%) xuống 1.034,73 điểm.
9h25: HPG xanh trở lại
VN-Index có thời điểm giảm hơn 10 điểm song đến 9h25 chỉ còn giảm 8 điểm về gần mức 1.026.
Hàng loạt cổ phiếu VN30 quay đầu giảm điểm trong đó có nhóm ngân hàng như VCB, ACB, VPB, HDB, TCB, MBB, CTG,...
PDR, NVL và VRE là 3 mã giảm mạnh nhất nhóm với biên độ giảm từ 2,5 - 6%.
Đáng chú ý, HPG của Tập đoàn Hòa Phát sau 3 phiên giảm mạnh trước đó bất ngờ trở lại trở thành đầu tàu của nhóm thép và nhóm VN30 với mức tăng trong biên độ 2 - 3%. Khớp lệnh đến 9h30 đạt gần 4,3 triệu đơn vị - mức bình thường sau 2 phiên ghi nhận tới hơn 145 triệu cổ phiếu được trao tay.
Đầu phiên: Thị trường giảm sớm
Thị trường phái sinh bước giảm điểm với biên độ từ 3 - 5 điểm ngay sau phiên ATO với sắc đỏ tại 3/4 chỉ số HĐTL. Đà giảm sau đó được nới rộng lên các ngưỡng quanh 10 điểm sau khi thị trường cơ sở bắt đầu vào phiên.
Trong phiên trước đó, cả 4 HĐTL giằng co mạnh đóng cửa giảm từ 0 - 6 điểm. Basis spread quay lại mức chiết khấu rộng. Khối lượng trên VN30F2210 giảm 2%, VN30F2211 tăng 71%, VN30F2212 tăng 1594% và VN30F2303 tăng 351%.
Đêm ngày 2, rạng sáng ngày 3/11, Fed sẽ ra thông báo về cuộc họp chính sách trong đó có quyết định tăng lãi suất (dự báo 0,75% lần thứ 4) cùng quan điểm về cuộc chiến chống lạm phát.
VN-Index nhanh chóng giảm hơn 9 điểm về mức 1.024 điểm và VN30 giảm 13 điểm.
Trên thị trường cơ sở phiên hôm qua, VN-Index tăng 5,81 điểm (0,57%) lên 1.033,75 điểm, HNX-Index tăng 1,93 điểm (0,92%) đạt 212,36 điểm, UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,26%) đạt 76,49 điểm.
Thanh khoản thị trường cao hơn phiên giao dịch trước đó.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) nêu quan điểm, hiện tại, bối cảnh trong nước ít có thông tin hỗ trợ trong khi ở bên ngoài các thị trường đang phản ứng tích cực trước phiên họp của Fed khi giới đầu tư đang kỳ vọng chu kỳ nâng lãi suất toàn cầu sắp kết thúc.
Về kỹ thuật, tín hiệu phân kỳ với đường RSI của VN-Index và tín hiệu tích cực từ chỉ báo MACD đang hỗ trợ cho VN-Index có thể vượt qua ngưỡng MA20 cũng như vùng kháng cự 1.060 – 1.070 điểm. Thị trường trong nước đang có độ trễ so với chứng khoán thế giới, MBS kỳ vọng thị trường sẽ vượt vùng kháng cự 1.060 – 1.070 điểm để hướng tới mục tiêu 1.150 điểm, nơi có mặt của đường MA50.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, áp lực bán một lần nữa gia tăng mạnh khi VN-Index tiếp cận khu vực 1.050 điểm cho thấy vùng điểm này đang là kháng cự mạnh của thị trường. Kết phiên, VN-Index tạo nến doji cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá lưỡng lự.
Bên cạnh đó, tại khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã tạo 2 đỉnh cùng với việc MACD cũng đã có xu hướng bẻ ngang cho thấy VN-Index sẽ có thể rung lắc mạnh hơn trong nhịp phục hồi này.
Theo đó, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng, chủ động lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn, chốt lời một phần cổ phiếu đã bắt đáy tại những phiên tăng điểm tốt để hiện thực hóa lợi nhuận.
Nhóm trụ 'phá đám', VN-Index lỡ hẹn cao điểm 1.280 
Dòng tiền thỏa thuận 'đi săn' cổ phiếu ngân hàng, một mã VN30 được mua trần 8 triệu đơn vị