Đêm qua, chứng khoán Mỹ, giá dầu, giá vàng đều giảm điểm. Điều này cùng với thông tin về cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang gây ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong nước phiên sáng nay.
15h00: Thị trưởng giảm điểm chờ tin Fed
Kết phiên giao dịch giữa tuần, thị trường chứng khoán giảm điểm trở lại sau với việc VN-Index mất hơn 8 điểm. Dù vậy, chỉ số chính của thị trường vẫn trụ lại mốc 1.210 điểm.
Tổng thanh khoản toàn thị trường phiên này chỉ vỏn vẹn 11.000 đồng - giảm so với phiên trước đó.
Rổ VN30 ngoại trừ VNM, BVH và SAB tăng điểm và NVL đứng tham chiếu, các mã còn lại đều giảm trong đó KDH giảm tới 5,8%. Hai mã họ Vin là VIC và VHM dù giảm không mạnh song cũng lấy đi của chỉ số hơn 1,3 điểm.
Nhóm cổ phiếu dầu khí chủ đạo là sắc xanh trong đó PVD tăng 2,8%, PVS tăng 1,5%, PVB tăng 2,7%, PVC tăng 1%, các mã OIL và BSR cũng xanh nhẹ.
Nhóm thép chỉ có NKG và TLH xanh trong khi HPG, HSG, POM, SMC, NSH đều bị sắc đỏ chi phối.
11h30: VN-Index rơi về 1.210
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 11,43 điểm (-0,94%) xuống 1.207,5 điểm. Toàn sàn có 89 mã tăng, 321 mã giảm và 49 mã đứng giá. HNX-Index giảm 2,85 điểm (-1,07%) xuống 264,06 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 112 mã giảm và 46 mã đứng giá.
Lực bán dâng cao vào cuối phiên với đà giảm phủ rộng toàn bộ thị trường thay vì tập trung vào một nhóm ngành hay một nhóm cổ phiếu cụ thể. Ở nhóm vốn hóa lớn, lực cung tăng mạnh mẽ ở các bluechip như KDH, VPB, VRE, MWG, VIB. Theo đó, VN30-Index ngày càng lao dốc với mức giảm hơn 15 điểm khi đóng cửa.
Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng gây áp lực giảm điểm lớn nhất lên chỉ số với mức ảnh hưởng gần 4,7 điểm. Song song đó, dòng bất động sản, bán lẻ, chứng khoán, hóa chất, du lịch & giải trí, thép,... cùng chuyển biến tiêu cực và trở thành lực cản của chỉ số.
Tuy vậy, một số cổ phiếu vẫn thu hút được sự chú ý của dòng tiền và kết phiên trong sắc xanh, tím như LEC, CII, SJF, VFG, HHV, FCN, LCG, NNC, LM8, VCG, YEG, PGV, SSI, VIP,...
Thanh khoản thị trường hụt hơi chỉ với hơn 209 triệu đơn vị cổ phiếu, tương đương 4.775 tỷ đồng trong đó giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE vỏn vẹn 3.380 tỷ đồng - giảm 25% so với phiên giao dịch trước đó.
Khối ngoại chuyển hướng bán ròng nhẹ gần 40 tỷ đồng trên HOSE trong đó hoạt động rút vốn tập trung ở VND (20 tỷ đồng), VHM (17 tỷ đồng), DXG (11,8 tỷ đồng), KDH (11,5 tỷ đồng),...
10h10: Họ Vin gây sức ép
Thanh khoản thị trường sau 10h chỉ đạt chưa đến 2.000 tỷ trong đó trên HOSE đạt hơn 1.600 tỷ đồng.
Nhóm VN30 ngoại trừ VNM xanh nhẹ và PLX đứng tham chiếu, các mã còn lại đều giảm điểm trong đó họ Vin, KDH và VIB đang là các tác nhân chính kéo thị trường đi xuống.
Bán lẻ, thủy sản đang là một trong những nhóm giảm mạnh nhất thị trường với lần lượt 1,2% và 1,5%.
Dù vậy, những cổ phiếu đã tăng mạnh vẫn đang tăng mạnh trong đó đáng kể nhất là LCM của Khoán sản Lào Cai với phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp qua đó kéo thị giá lên mức 4.700 đồng.
Nhóm cổ phiếu hạ tầng - xây dựng như CII, FCN, ITC đang tăng từ 1,5 - 4,5%.
9h35: VN-Index giảm sớm 7 điểm.
Đêm qua, chứng khoán Mỹ, giá dầu, giá vàng đều đảo hoặc tiếp tục chiều giảm điểm. Điều này cùng với thông tin về cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước đầu phiên sáng nay.
Khoảng thời gian đầu phiên 21/9, sắc đỏ áp đảo ở nhóm cổ phiếu lớn và điều này đẩy các chỉ số xuống dưới mốc tham chiếu trong đó MWG giảm 1,8%, VIC giảm 1,6%, VRE giảm 1,4%, MBB giảm 1,2%, HPG giảm 1,1%.
Ở chiều ngược lại, nhóm đầu tư công biến động khá tích cực trong đó, VCG tăng 3,3%, C4G tăng 3%, HHV tăng 2,9%,...
VN-Index giảm 7,23 điểm (-0,59%) xuống 1.211,7 điểm; HNX-Index giảm 1,5 điểm (0,56%) xuống 265,41 điểm; UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,24%) xuống 88,3 điểm.
Trước đó kết phiên ngày 20/9, VN-Index tăng 13,5 điểm (1,12%) lên 1.218,93 điểm; toàn sàn có 309 mã tăng, 120 mã giảm và 81 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,66 điểm (1,01%) lên 266,91 điểm; toàn sàn có 121 mã tăng, 62 mã giảm và 58 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (0,19%) lên 88,51 điểm.
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.164 tỷ đồng, giảm 36% so với phiên trước trong đó giá trị khớp lệnh sàn HOSE giảm 36% và đạt 9.559 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng khoảng hơn 400 tỷ đồng trên HOSE.
Nhà đầu tư chứng khoán có 12 ngày nghỉ giao dịch trong năm 2025 
Từ đáy lịch sử, cổ phiếu BĐS sàn HoSE tím lịm 6 phiên trước thềm năm mới