Doanh nghiệp

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bất ngờ vòng xoay dòng tiền ‘khống’ bắt đầu từ 1.980 tỷ giải ngân dự án Aqua City

Hồ Nga 14/06/2024 05:23

Việc đi lệnh dòng tiền trái phiếu của An Đông được thực hiện với các tài khoản mở tại SCB vào sau giờ hành chính (sau 18h00 đến tối muộn).

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan.

Giai đoạn này, các hành vi về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển tiền trái phép qua biên giới được làm rõ.

Một buổi họp, An Đông được "chấm" để triển khai phát hành trái phiếu

Năm 2018, Trương Mỹ Lan ra chủ trương, họp bàn với các nhân sự cấp cao của ngân hàng SCB, Chứng khoán TVSI và Tập đoàn VTP. Kết quả, lựa chọn công ty An Đông để phát hành trái phiếu với giá trị từ 10-15.000 tỷ đồng.

Sau An Đông, Sunny World, Công ty Quang Thuận và Công ty Setra đều được chọn làm đơn vị phát hành trái phiếu “khống”, không tài sản đảm bảo.

Tổng cộng 4 công ty phát hành 25 gói trái phiếu, bán cho nhà đầu tư với giá trị hơn 30.869 tỷ đồng, hiện còn dư nợ 30.081 tỷ đồng.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tài sản kê biên lộ mối liên quan của Vietcombank Bonday Bến Thành

Cùng với đó, lựa chọn 5 công ty trái chủ sơ cấp để lên phương án dòng tiền “khống” tại ngân hàng SCB để hợp thức tư cách trái chủ sơ cấp nhằm tạo các gói trái phiếu bán cho nhà đầu tư.

5 trái chủ sơ cấp được chọn là Tập đoàn VTP, CTCP Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD) và CTCP Tập đoàn Việt Nam (VN Group), CTCP Tập đoàn quản lý Bất động sản Winsor (WMC) và CTCP Dimension (DUC).

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bất ngờ vòng xoay dòng tiền ‘khống’ bắt đầu từ 1.980 tỷ giải ngân dự án Aqua City
Bà Trương Mỹ Lan

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Một công ty nhóm Phương Trang liên quan đến hoạt động chuyển tiền quốc tế

Công ty An Đông (và các tổ chức phát hành khác nói chung) che dấu mục đích phát hành trái phiếu bằng chủ trương hợp tác đầu tư dự án khu công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị tại phường Phú Nhuận, quận 7, TP HCM với tổng chi phí đầu tư 119.600 tỷ đồng.

An Đông đã phát hành 3 mã trái phiếu, hiện tại tổng dư nợ còn 24.969 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo và không có khả năng thanh toán gốc và lãi đến hạn.

Kết quả điều tra xác định, toàn bộ các giao dịch nộp, rút, chuyển tiền tại ngân hàng SCB liên quan dòng tiền 30.869 tỷ đồng đều là khống, chỉ đi lệnh dòng tiền để cân đối sổ quỹ tiền mặt hàng ngày.

Phương án đi lệnh: Cá nhân ký nộp tiền mặt vào TK trái chủ sơ cấp để cho vay/góp vốn -> Trái chủ sơ cấp chuyển tiền đến tổ chức phát hành để mua sơ cấp toàn bộ số trái phiếu trị giá 30.869 tỷ đồng -> Tổ chức phát hành chuyển tiền đến công ty đối tác để đầu tư dự án -> Công ty đối tác chuyển tiền cho các cá nhân theo các hợp đồng “hứa chuyển nhượng cổ phần” -> Các cá nhân ký chứng từ rút tiền, hoàn tất dòng tiền khống.

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bất ngờ vòng xoay dòng tiền ‘khống’ bắt đầu từ 1.980 tỷ giải ngân dự án Aqua City
"Đường đi" dòng tiền khống

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Danh sách 34 người bị truy tố, chỉ 1 người ‘không được xem xét giảm nhẹ khi lượng hình’

Vòng xoay của dòng tiền khống: Bất ngờ xuất phát điểm từ dự án Aqua City

Việc đi lệnh dòng tiền trái phiếu của công ty An Đông được thực hiện với các tài khoản mở tại SCB vào sau giờ hành chính (sau 18h00 đến tối muộn). Thời gian thực hiện trong 25 ngày, khoảng thời gian từ ngày 4/9/2018 đến 28/12/2018.

Nguồn tiền vốn thực có ban đầu là hơn 1.980 tỷ đồng, giải ngân từ dự án Aqua City tại ngân hàng SCB chi nhánh Củ Chi.

Trong đó:

- Dòng tiền đi đến 2 công ty VIPD (CTCP Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam) và VN Group (CTCP Tập đoàn Việt Nam) với tổng giá trị 10.006 tỷ đồng, được thực hiện trên cơ sở giải ngân, chuyển tiền, nộp, rút và xoay vòng vốn ban đầu 1.980 tỷ đồng. Số tiền này được rút dần để sử dụng vào việc khác.

- Dòng tiền liên quan WMC (CTCP Tập đoàn quản lý Bất động sản Winsor) và DUC (CTCP Dimension) trị giá 4.510 tỷ đồng, toàn bộ là dòng tiền khống.

- Dòng tiền liên quan đến Tập đoàn đầu tư VTP với tổng giá trị 470 tỷ đồng gồm 260 tỷ đồng có nguồn gốc từ TVSI chuyển tiền mua bán trái phiếu và 210 tỷ đồng là dòng tiền khống.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tài sản kê biên lộ diện 82% cổ phần Bảo hiểm FWD

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tài sản kê biên lộ mối liên quan của Vietcombank Bonday Bến Thành

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Một công ty nhóm Phương Trang liên quan đến hoạt động chuyển tiền quốc tế

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-giai-doan-2-bat-ngo-vong-xoay-dong-tien-khong-bat-dau-tu-1980-ty-giai-ngan-du-an-aqua-city-238607.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bất ngờ vòng xoay dòng tiền ‘khống’ bắt đầu từ 1.980 tỷ giải ngân dự án Aqua City
    POWERED BY ONECMS & INTECH