Những tháng cuối năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tiếp tục khởi sắc với kim ngạch bình quân khoảng 250 - 260 triệu USD/tháng.
Dự báo, năm 2023 sẽ là năm bùng nổ của ngành hàng lợi thế này và con số 4 tỷ USD là mục tiêu hoàn toàn có thể chinh phục.
Nhờ xuất khẩu thuận lợi nên năm 2022, tình hình tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trái cây của nông dân ĐBSCL diễn ra khá thuận tiện. Trong ngày cuối cùng của năm cũ, những loại nông sản quen thuộc như trái bưởi đây có giá bán rất cao, có loại lên tới 50.000 đồng/kg.
Những tín hiệu vui là nỗ lực của cả ngành hàng trong năm 2022. Dù có khó khăn trong những tháng đầu năm, nhưng rau quả vẫn mang về kim ngạch gần 3,4 tỷ USD, trong đó điểm sáng là hàng loạt trái cây tươi như: chuối, sầu riêng, chanh dây… đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; bưởi đi Mỹ. Ngoài ra, bưởi, chanh cũng được phép nhập khẩu vào thị trường New Zealand hay như nhãn tươi xuất khẩu sang Nhật Bản,…
Bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, cho biết: "Những thông tin thị trường từ Bộ Ngoại giao, tham tán thương mại là quan trọng, để có thể là cầu nối, thông tin để Bộ Nông nghiệp qui hoạch lại nguyên liệu, cho sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn.
Năm 2023, với các mặt hàng, các thị trường mới mở ra thông qua những Nghị định thư, cũng như 15 FTA đã được kí kết sẽ tạo ra động lực lớn cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đó là lí do mà các địa phương ĐBSCL khẩn trương qui hoạch vùng nguyên liệu, đăng kí mã số vùng trồng và hướng nông dân canh tác theo các tiêu chuẩn.
Những ngày cuối của năm Nhâm Dần, bên cạnh niềm vui trúng mùa, trúng giá trái cây, bà con nhà vườn ở nhiều địa phương còn được doanh nghiệp đến tận vùng nguyên liệu để kí kết hợp đồng xuất khẩu cho những đơn hàng trong năm mới Quý Mão. Vấn đề còn lại là các cam kết về chất lượng, để trái cây Việt đi xa và trụ vững ở tất cả các thị trường. Mục tiêu 4 -5 tỷ USD cho cả ngành hàng là hoàn toàn khả thi.
Trung Quốc cấm xuất khẩu khiến một mặt hàng tăng giá phi mã, dự kiến 1 tỷ đồng/tấn 
Sao Ta (FMC) báo lãi kỷ lục sau 23 năm, vừa có nước đi táo bạo trước 'trận đánh lớn' 2025