Bất động sản

11 vấn đề lớn vẫn gây tranh cãi trong dự thảo luật đất đai sửa đổi

Thanh Thanh 04/08/2023 - 16:18

Việc bỏ quy định về bảng giá đất là một trong những bước đột phá lớn về quản lý đất đai.

du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-con-12-noi-dung-lon-co-y-kien-khac-nhau (2)

Ngày 4/8, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, với sự tham dự của các chuyên gia, 14 lãnh đạo các địa phương.

Tại phiên họp, ông Phan Đức Hiếu - ủy viên Ủy ban Kinh tế - cho biết, dự thảo mới nhất về Luật Đất đai sửa đổi hiện còn 11 vấn đề lớn vẫn còn nhiều ý kiến, phương án khác nhau.

Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, giao đất, đối với dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng, dự thảo Luật đưa ra 2 phương án về xác định tiêu chí thu hồi và thực hiện đấu giá, đấu thầu:

Phương án 1: Giao HĐND quyết định dự án trọng điểm thực hiện đấu thầu dựa trên các nguyên tắc: Bảo đảm hiệu quả sử dụng đất; khả năng bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quỹ đất hiện có tại địa phương…

Ngoài các trường hợp này mà Nhà nước thu hồi thì giao Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. “Quy định theo hướng này nhằm tạo điều kiện cho địa phương tự quyết định phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu quy định định lượng sẽ gây lúng túng cho địa phương trong tổ chức thực hiện”, ông Hiếu nói.

Phương án 2: Quy định tiêu chí phân định theo quy mô về diện tích dự án, trên 10 hecta là trường hợp đấu thầu, không phân biệt loại đất thực hiện dự án; dưới 10 hecta và không sử dụng đất ở là trường hợp đấu giá; dưới 10 hecta và có sử dụng đất ở là trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng quyền sử dụng đất đang có.

Quy định theo phương án trên nhằm xác định rõ ngay trong Luật các trường hợp đấu thầu, đấu giá, thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng quyền sử dụng đất đang có để địa phương thực hiện được ngay.

Đối với dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng sử dụng các loại đất không phải là đất ở, tiêu chí về mức quy mô là cần thiết để làm rõ dư địa cho việc tiếp tục thực hiện cơ chế thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

Về giá đất, ông Hiếu cho biết, dự thảo Luật bổ sung quy định rõ nội hàm các phương pháp xác định giá đất và trường hợp áp dụng phương pháp cụ thể. Đồng thời bỏ phương pháp chiết trừ vì đây thực chất là một trường hợp đặc biệt của phương pháp so sánh trực tiếp.

Đáng chú ý, dự thảo cũng chỉnh sửa, bỏ quy định về bảng giá đất được áp dụng để tính giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.

Về phương pháp thặng dư, dự thảo Luật thiết kế 2 phương án:

Phương án 1: Bổ sung phương pháp thặng dư là một trong những phương pháp xác định giá đất và tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật để quy định nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp thặng dư.

Theo Uỷ ban Kinh tế, đây là phương pháp có tính khoa học, được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia trên thế giới, việc quy định tiếp tục cho phép áp dụng phương pháp thặng dư sẽ tạo cơ sở để có nhiều phương pháp định giá áp dụng phù hợp nhất với thực tế, giúp tăng tính giải trình, phản biện về giá đất được đưa ra.

Phương án 2 vẫn giữ quy định như tại dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Tỉnh sát vách Hà Nội sẽ lên TP trực thuộc Trung ương sắp đấu giá gần 70 lô đất ngay đầu năm 2025

148 lô đất tại Thừa Thiên Huế sắp lên sàn đấu giá: Giá khởi điểm cao nhất 2,3 tỷ đồng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/11-van-de-lon-van-gay-tranh-cai-trong-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-d106893.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    11 vấn đề lớn vẫn gây tranh cãi trong dự thảo luật đất đai sửa đổi
    POWERED BY ONECMS & INTECH