2 quốc gia tỷ dân châu Á có thêm điểm đến được UNESCO công nhận là Di sản thế giới
Quyết định này được thông báo ngày 26/7, nhận được nhiều sự quan tâm.
Mới đây, vào ngày 26/7, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông báo đưa một số điểm đến ở 2 đất nước tỷ dân Ấn Độ và Trung Quốc vào danh sách Di sản thế giới. Quyết định nói trên được đưa ra trong phiên họp thứ 46 của UNESCO diễn ra tại Thủ đô New Delhi (Ấn Độ ).
Theo đó, Khu gò mộ và lăng mộ Charaideo Moidam ở Đông Bắc Ấn Độ trở thành Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Đây được biết đến là nơi an nghỉ của vua và hoàng hậu triều đại Ahom. Các gò mộ được đắp bằng đất, đá và gạch, với phần trung tâm lõm xuống và lớp đất phủ bên ngoài. Khu mộ này bao gồm 90 ngôi mộ lớn nhỏ, được xây trong khoảng 600 năm. Khu gò mộ này không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của vua, hoàng hậu triều đại Ahom mà còn mang đậm dấu ấn của văn hóa và tín ngưỡng cổ xưa.
Kiến trúc độc đáo của các ngôi mộ gò đã khiến Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS) phải công nhận là một ví dụ điển hình về nghĩa trang của người Ahom. Thị tộc Ahom vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã di cư đến Ấn Độ và sinh sống ở vùng thung lũng sông Brahmaputra từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII. Điều đáng ngạc nhiên là các chuyên gia UNESCO đã so sánh kỹ thuật xây dựng của các ngôi mộ này với những công trình kiến trúc vĩ đại của nhân loại như lăng tẩm ở các triều đại Trung Quốc và kim tự tháp Ai Cập.
Không chỉ đất nước đông dân nhất thế giới, láng giềng Việt Nam cũng có những điểm đến được UNESCO công nhận là Di sản thế giới . Trong đó, 5 khu bảo tồn chim di cư mới của Trung Quốc được UNESCO gọi tên trong danh sách này. Được biết, đây là khu mở rộng chuỗi các địa điểm đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2019.
>> ‘Vùng đất hai Di sản thế giới’ của Việt Nam sẽ có sân bay quốc tế đầu tiên?