Ngành vật liệu xây dựng (thép, đá,…) được hưởng lợi trực tiếp ngay sau giai đoạn giải phóng mặt bằng, bước vào triển khai cho đến khi hoàn thành hoạt động xây dựng dự án đầu tư công.
Đầu tư công đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các động lực khác gặp khó khăn như tiêu dùng tăng thấp, xuất nhập khẩu giảm sút và đầu tư tư nhân chững lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 khá thấp chỉ đạt 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng trên, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm, GDP 6 tháng cuối năm phải tăng trên 9%. Theo số liệu của Bộ Tài chính, giải ngân đầu tư công 6 tháng đạt 216 nghìn tỷ đồng, bằng 30,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 43% cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa cuối năm dự kiến kết quả giải ngân đầu tư sẽ tiếp tục tăng tốt khi các đại dự án đang đồng loạt được khởi công. Giải ngân đần tư công tạo hiệu ứng lan tỏa tới nhiều ngành nghề, doanh nghiệp, nền kinh tế cũng như ảnh hưởng quan trọng tới thị trường chứng khoán.
Nguồn: Agriseco Research |
Tại báo cáo “Triển vọng Đầu tư công và các nhóm ngành, cổ phiếu tiềm năng trong nửa cuối năm 2023”, Agriseco Research chọn lọc những cổ phiếu vật liệu xây dựng (thép, đá, xi măng, nhựa đường) được hưởng lợi nhiều nhất từ câu chuyện đầu tư công.
Theo nhóm phân tích này, ngành vật liệu xây dựng được hưởng lợi trực tiếp ngay sau giai đoạn giải phóng mặt bằng, bước vào triển khai dự án cho đến khi hoàn thành hoạt động xây dựng dự án. Mặc dù vậy, mức độ hưởng lợi của các doanh nghiệp khác nhau phụ thuộc đặc thù từng ngành.
Với ngành thép, doanh nghiệp cung ứng thép xây dựng được hưởng lợi. Với các ngành mà chi phí vận chuyển tác động lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như xi măng và đá xây dựng, các doanh nghiệp có thị phần lớn và có vị trí gần các dự án đang triển khai sẽ được hưởng lợi tốt hơn phần còn lại của ngành. Đặc biệt đối với ngành đá xây dựng, hiện nay tại nhiều dự án đầu tư công (cao tốc Bắc Nam hay sân bay quốc tế Long Thành) đang có tình trạng thiếu nguồn đất phục vụ san lấp. Do đó, chúng tôi kỳ vọng các doanh nghiệp đầu ngành đá, sở hữu các mỏ đá với trữ lượng lớn, vị trí nằm gần các dự án trọng điểm sẽ được hưởng lợi.
Về mức độ cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp VLXD (thép, xi măng), giá than giảm mạnh từ đầu năm sẽ giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành cải thiện. Trong khi giá thép dự kiến đi ngang nửa cuối năm, sản lượng tiêu thụ thép dự kiến phục hồi từ Q3/2023 nhờ giải ngân đầu tư công và chính sách hỗ trợ thị trường BĐS và các dự án nhà ở xã hội. Do đó, chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh 2 quý cuối năm 2023 của một số doanh nghiệp thép tuy còn nhiều thách thức nhưng sẽ bớt xấu dần.ện sẽ làm giảm bớt áp lực dư cung của thị trường xi măng khu vực phía Bắc.
Tiến độ dự án trọng điểm đầu tư công 2021-2025 |
Theo đó, nhà đầu tư có cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu như HPG, KSB, VLB. Cụ thể:
Hoà Phát (HPG ): Giá mục tiêu 30.000 đồng/cp
Luận điểm đầu tư là HPG có thị phần thép xây dựng đứng đầu cả nước (30-35% cả nước và 50% tại khu vực phía Nam) với nhiều dự án đang sử dụng thép của Hòa Phát như cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành. Kỳ vọng đầu tư công là bệ đỡ sản
lượng trước khi thị trường xây dựng và bất động sản dân dụng phục hồi. Theo đó, trong bối cảnh nhu cầu từ ngành xây dựng và bất động sản dân dụng tín hiệu khởi sắc từ Quý 3, giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các đoạn cao tốc Bắc Nam mới khởi công sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện sản lượng bán hàng trong nửa cuối năm 2023.
KSB : Giá mục tiêu 35.000 đồng/cp
KSB hiện khai thác tại các mỏ đá tại khu vực Trung Bộ và Nam Bộ với công
suất gần 3 triệu m3/năm. Tại khu vực Nam Bộ, KSB sở hữu 2 mỏ đá tại Bình Dương có trữ lượng khai thác lớn (mỗi mỏ có công suất khai thác trên 1 triệu m3/năm) và mỏ Thiện Tân 7 tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Công ty hiện cũng đang nắm giữ 9,5% cổ phần tại VLB – một doanh nghiệp cùng ngành đang khai thác nhiều mỏ đá tại khu vực Đồng Nai.
VLB : Giá mục tiêu 45.000 đồng/cp
VLB là Doanh nghiệp có mỏ đá lớn nhất trong các công ty niêm yết với tổng công suất 5,7 triệu m3/năm. Các mỏ đá của VLB chủ yếu tại tỉnh Đồng Nai bao gồm Thiện Tân 2, Thạnh Phú 1, Soklu 2 & 5, Tân Cang 5. Đây đều là các mỏ được đánh giá có vị trí thuận lợi khi ở gần các khu vực trọng điểm kinh tế như TP.HCM, Bình Dương; sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc sắp được khởi công. Điều này kỳ vọng sẽ giúp VLB giảm chi phí vận chuyển tới công trường xây dựng, nâng cao khả năng cạnh tranh khi tham gia đấu thầu các dự án đầu tư công. Các mỏ đá của VLB có trữ lượng lớn và thời gian khai thác dài ít nhất 10 năm tới.
Một điểm sáng nữa của doanh nghiệp này là cơ cấu tài chính lành mạnh, công ty hiện không có nợ vay ngắn hạn và dài hạn, tỷ lệ chi trả cổ tức đều đặn.