5 mã cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng đến 52%
Hướng tới 2024, ngành ngân hàng dự kiến phục hồi mạnh mẽ khi môi trường kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
Trong bối cảnh giảm chung của thị trường chứng khoán hiện nay, ngành ngân hàng vẫn được các chuyên gia tài chính đánh giá cao hơn so với các ngành khác.
>> Cập nhật diễn biến nhóm cổ phiếu ngân hàng 25/12: Hút 1.800 tỷ đồng, VCB bứt phá 
Mức giá cổ phiếu ngân hàng thấp cho thấy sự khó khăn của ngành trong thời gian này. Nhất là về tín dụng ngân hàng tăng trưởng chậm và nợ xấu phình to, nguyên nhân đến từ khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản.
Ảnh minh hoạ |
Tương lai cổ phiếu ngân hàng
Hiện nay, Chính phủ đã có động thái “gỡ rối”, khơi thông vốn cho ngành bất động sản, đây là tín hiệu tích cực giúp giảm áp lực cho các ngân hàng.
Hơn nữa, nhìn chung tình hình kinh tế thế giới đã có nhiều biến chuyển, được kỳ vọng sẽ phục hồi trong thời gian tới. Theo IMF, sang tới năm 2024, tuy còn nhiều thách thức về chiến tranh, xung đột nhưng lạm phát được kỳ vọng sẽ giảm, cùng với đó là áp lực về lãi suất bớt căng thẳng sẽ là yếu tố giúp kinh tế tiếp tục tích cực. Theo đó, ngành ngân hàng cũng sẽ được hưởng lợi.
Song song với đó, tại Diễn đàn "Đầu tư Việt Nam 2024 - theo dấu dòng tiền" được tổ chức ngày 9/11, nói về triển vọng ngành ngân hàng, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc SSI Research, cũng đã đưa ra dự báo ngành này có thể tăng trưởng lợi nhuận 17% trong năm 2024.
Bà Phương phân tích dự báo này với giả định tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ tốt hơn năm 2023, đặc biệt trong nửa cuối năm, khi kinh tế toàn cầu phục hồi, xuất khẩu tăng trưởng rõ nét hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, chi tiêu tiêu dùng tăng trở lại... giúp cải thiện triển vọng kinh doanh của các công ty.
Một yếu tố khác hỗ trợ cho kịch bản trên là biên lãi thuần (NIM) sẽ cải thiện trong năm tới do mức lãi suất bình quân thấp hơn. Yếu tố cuối cùng hỗ trợ lợi nhuận là thu nhập từ phí của ngân hàng. Những khoản thu nhập này dự kiến sẽ cải thiện trong năm tới do cơ sở phí bảo hiểm thấp và doanh thu từ doanh nghiệp trong năm nay.
Theo các chuyên gia, giá trị P/B của cổ phiếu ngân hàng ở mức khoảng 1,5 lần và phù hợp để đầu tư dài hạn. Trên thực tế, nhìn về toàn cảnh kinh doanh ngành ngân hàng trong 3 quý vừa qua cũng như thời gian tới, ngành ngân hàng được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Nên mua cổ phiếu của ngân hàng nào năm 2024?
Nên mua cổ phiếu của ngân hàng nào năm 2024 |
Nhà đầu tư có thể tham khảo 5 mã cổ phiếu ngành ngân hàng như sau:
1. VPB - khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 26.900 đồng/cp, kỳ vọng tăng 45%
Theo Công ty Chứng khoán VPBank, cổ phiếu VPB sở hữu nhiều lợi thế để có được room tăng trưởng tín dụng cao. Trong vòng 3 năm từ 2021 đến 2023, VPB đã thực hiện 2 thương vụ chuyển nhượng vốn có quy mô lớn nhất thị trường tài chính Việt Nam, đem về cho ngân hàng xấp xỉ 3 tỷ USD, đưa mức CAR của ngân hàng theo BASEL II có thể đạt trên 18% trong năm 2023, trở thành ngân hàng có mức CAR cao nhất toàn ngành, đồng thời cũng là ngân hàng có vốn chủ sở hữu hàng đầu hệ thống. Như vậy, chứng khoán VPBankS khuyến nghị mua với giá mục tiêu cho cổ phiếu VPB là 26.900 đồng/cp, với mức kỳ vọng sinh lời là 45%.
2. ACB - Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 26.120 đồng/cp, kỳ vọng tăng 12%
ACB có tỷ lệ cho vay đầu tư bất động sản tương đối thấp ở mức 1.5% dư nợ, không có trái phiếu doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán của ACB, nhằm hạn chế rủi ro tiềm tàng từ ngành bất động sản. Chứng khoán VPBankS kỳ vọng tình hình hoạt động kinh doanh của ACB tương đối bền bỉ và ổn định trong môi trường có nhiều biến động tiêu cực đến kinh tế như hiện nay. Do đó, Chứng khoán VPBankS khuyến nghị mua với giá mục tiêu cho cổ phiếu ACB là 26.120 đồng/cp, với mức kỳ vọng sinh lời là 12%.
3. CTG - Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 40.900 đồng/cp, kỳ vọng tăng 52%
KBSV kỳ vọng NIM của VietinBank sẽ được cải thiện trong năm 2024, đạt 3,0% dựa trên: Các khoản huy động khách hàng lãi suất cao giai đoạn quý IV/2022 – quý I/2023 kì hạn 6 tháng - 1 năm đáo hạn, Thanh khoản dồi dào giúp duy trì lãi suất huy động ở mức thấp và Casa được cải thiện. Như vậy, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTG. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 40.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn 52,1% so với giá tại ngày 25/12/2023.
4. VIB: Khuyến nghị khả quan, kỳ vọng tăng 36%
VNDirect dự kiến NIM của VIB năm 2024 sẽ ở mức 4,7-4,9% — cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành là 3,3% trong quý III/2023 nhờ vào chi phí vốn thấp nhờ: tiền gửi với lãi suất cao đáo hạn; lãi suất của Mỹ hạ nhiệt và chênh lệch lợi suất tài sản và chi phí vốn tăng nhờ vào nhu cầu cho vay bán lẻ phục hồi (chiếm 90% dư nợ tín dụng). VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan cho VIB với tiềm năng tăng giá là 36%.
5. STB: Khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 42%
Theo KBSV, NIM của Sacombank quý III/2023 đạt 3,7%, giảm 28bps so với quý trước, là quý giảm NIM thứ 2 liên tiếp do ảnh hưởng của chi phí vốn cao cùng chất lượng tài sản đi xuống gây ảnh hưởng đến thu nhập lãi của STB (giảm 6,97% so với quý trước). Theo quan điểm của KBSV, xu hướng giảm NIM chỉ mang tính tạm thời và sẽ hồi phục trong năm 2024 nhờ kiểm soát chi phí vốn tốt hơn. Do đó, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu STB. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 38.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn 42% so với giá tại ngày 25/12/2023.
>> Khối ngoại bán ròng 17 phiên, VN-Index thoát hiểm trong ngày đáo hạn phái sinh
Cùng HAGL xóa 7.000 tỷ đồng lỗ lũy kế sau 4 năm, bầu Đức nói 'chắc là do ở hiền gặp lành' 
Cổ phiếu Mỹ đắt kỷ lục: Dấu hiệu bong bóng dot-com lặp lại?