5 thực phẩm không mặn nhưng chứa rất nhiều muối, ăn nhiều chẳng những suy thận mà thậm chí ung thư dạ dày
Có nhiều món ăn bạn cho là lành mạnh nhưng lại chứa rất nhiều muối, nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khoẻ.
Muối không có chứa nhiều calo, cơ thể của chúng ta trung bình cần từ 1.500 đến 2.300 mg natri mỗi ngày để có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, quá nhiều natri có thể gây ra vấn đề sức khỏe , đặc biệt là đối với những người cao huyết áp  và nhạy cảm với muối.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, một người trung bình chỉ nên tiêu thụ dưới 2.300 mg natri mỗi ngày. Nhưng đối vời những người trên 40 tuổi, bị cao huyết áp hoặc bệnh tiểu đường , chỉ nên tiêu thụ 1.500 mg muối một ngày mà thôi.
Chế độ ăn thừa muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư  dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Hầu hết mọi người cố gắng hạn chế lượng muối bằng cách nấu nhạt và không thêm muối vào thức ăn của họ. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm  hàng ngày bạn vẫn sử dụng, chứa hàm lượng muối cao đáng ngạc nhiên mà bạn không nhận ra.
Pho mát
Pho mát làm từ sữa đã gạn kem là nguồn cung cấp canxi và protein. Tuy nhiên, một cốc pho mát lại chứa gần 1.000 mg natri (chiếm khoảng 40% lượng natri bạn được phép dùng trong cả ngày). Bạn có thể thay thế món này bằng sữa chua Hi Lạp, món vừa chứa nhiều protein  vừa chỉ có 60 mg natri mỗi khẩu phần.
Ngũ cốc
Ngũ cốc có thể là một lựa chọn rất tốt cho bữa sáng , vị mặn của ngũ cốc cũng tùy thuộc vào sở thích của từng người. Nhưng trung bình mỗi loại ngũ cốc có khoảng 180-300 mg muối trong một khẩu phần. Vì vậy, bạn nên tìm một loạt chứa ít muối hơn hoặc sử dụng yến mạch thay thế cho ngũ cốc vào bữa ăn sáng.
Bánh quy
Bánh quy thường có vị ngọt, tuy nhiên, hàm lượng natri trong bơ làm ra bánh lại khá cao. Điều này cũng vô tình làm tăng lượng natri có trong bánh.
Ngưỡng để cảm giác được vị mặn của con người là 0,05%. Trên lý thuyết, con người có thể phát hiện được vị mặn với tỷ lệ 50 mg natri/100 gam bánh mì. Mặc dù vậy, do tỷ lệ carbohydrate trong bánh quy khá cao, lại có thêm các hương vị khác đã che đậy vị mặn có trong nó khiến nhiều người khó để phát hiện.
Món ngọt tráng miệng
Ngay cả một số món tráng miệng có vị ngọt như các loại kem, thạch, nước ép... cũng được thêm muối trong quá trình sản xuất để điều chỉnh cân bằng hương vị. Tuy nhiên, vị ngọt quá đậm đã khiến vị giác bị "đánh lừa". Chính vì vậy, việc ăn đồ ngọt không có nghĩa lượng muối trong đó thấp.
Pizza
Chuyên trang về sức khỏe Healthline cho biết trong pizza có nhiều thành phần như phô mai, nước sốt, bột, thịt chế biến... chúng đều là những nguyên liệu có chứa lượng natri đáng kể, thậm chí còn tăng cao hơn sau khi các nguyên liệu này kết hợp với nhau.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ, một miếng pizza lớn đông lạnh có kích cỡ 140gr, trung bình chứa 765mg natri. Thậm chí, một miếng pizza cùng kích cỡ được bán ở các nhà hàng thậm chí còn chứa nhiều muối hơn - trung bình 957mg natri.
Dự thảo sắp xếp bộ máy của TPHCM: Đề xuất giữ lại Sở An toàn thực phẩm, giữ lại Sở Du lịch 
Bách Hóa Xanh: 'Cú đấm' an toàn thực phẩm xuất hiện ngay khi vừa có lãi