Bộ Xây dựng mới đây đã trình cấp có thẩm quyền về kế hoạch tổng thể, có tính khả thi cao nhằm mục tiêu khởi công Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào cuối năm 2026 trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Không chỉ là một dự án hạ tầng, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang trở thành động lực chiến lược khiến nhiều doanh nghiệp lớn tăng tốc chuẩn bị nguồn lực, thiết bị và công nghệ để tham gia vào “cuộc chơi” hàng chục tỷ USD.
Năm 2025, doanh nghiệp đặt ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với mục tiêu tổng doanh thu đạt 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vượt 200 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 12% so với năm trước.
Từ nay đến năm 2030, Việt Nam dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ USD. Nhiều tập đoàn trong nước như Hòa Phát, Viettel, Fecon sẵn sàng tham gia, hướng tới làm chủ ngành công nghiệp đường sắt.
Việc VinFast, Thaco, Thành Công tham gia chế tạo đầu máy, toa xe cho các dự án đường sắt không chỉ mở rộng sản xuất trong nước, thúc đẩy chuỗi cung ứng mà còn tạo động lực cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam phát triển.
Tối 29/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.