Sức khoẻ

7 dấu hiệu bất thường thay ‘lời cầu cứu’ của cơ thể khi bạn đang bị thừa đường

Hoàng Giang 30/12/2023 08:02

Chế độ ăn uống quá nhiều đường không chỉ gây tăng cân mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh tật.

Theo tiến sĩ dinh dưỡng người Mỹ Amy Goodson, không riêng ăn nhiều muối mà ăn quá nhiều đường cũng là một thói quen xấu, gây nhiều vấn đề sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ gây ra các tác dụng phụ ngay lập tức như mệt mỏi, cảm giác no quá mức, mà còn tăng nguy cơ phát sinh các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, các vấn đề về hệ tiêu hóa, cũng như tăng cân và béo phì...

7 dấu hiệu bất thường thay ‘lời cầu cứu’ của cơ thể khi bạn đang bị thừa đường

(TyGiaMoi.com) - 7 dấu hiệu bất thường thay ‘lời cầu cứu’ của cơ thể khi bạn đang bị thừa đường

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung hàng ngày dưới mức 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 thìa cà phê), trong khi nam giới nên giảm xuống không quá 150 calo (khoảng 37.5g hoặc 9 thìa cà phê). Trẻ em từ 2 -18 tuổi nên giảm lượng đường bổ sung hàng ngày xuống dưới 6 thìa cà phê hoặc 24g mỗi ngày.

Tuy nhiên, có những người khó lòng kiềm chế sức hấp dẫn của thức ăn và đồ uống ngọt. Hơn nữa, thực phẩm đã chế biến có thể chứa nhiều đường ẩn mà khó để nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, Tiến sĩ Goodson chỉ ra rằng có những dấu hiệu cho thấy bạn đang tiêu thụ quá nhiều đường, và chúng không khó nhận biết, bao gồm:

1. Thường xuyên thèm đồ ngọt

Theo Tiến sĩ Goodson, "Nếu bạn liên tục cảm thấy thèm ăn hoặc uống đồ ngọt, đó có thể là dấu hiệu của việc tiêu thụ quá nhiều đường. Lượng đường hấp thụ cao có thể tạo ra một chuỗi thèm ăn và tiêu thụ quá mức do sự biến động nhanh chóng của lượng đường trong máu."

Nếu liên tục cảm thấy thèm ăn hoặc uống đồ ngọt, đó có thể là dấu hiệu của việc tiêu thụ quá nhiều đường

(TyGiaMoi.com) - Nếu liên tục cảm thấy thèm ăn hoặc uống đồ ngọt, đó có thể là dấu hiệu của việc tiêu thụ quá nhiều đường

Sự tăng giảm nhanh chóng của lượng đường trong máu xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường và thiếu các chất dinh dưỡng khác như chất xơ hoặc protein. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, gây tăng đột biến của lượng đường trong máu và do đó làm tăng cảm giác thèm ăn.

2. Mức năng lượng trong cơ thể luôn thay đổi

Nói về sự giảm đột ngột lượng đường trong máu, một triệu chứng khác mà bạn có thể trải qua sau khi tiêu thụ quá nhiều đường là sự dao động về mức năng lượng. Nguyên nhân có thể là do lượng đường trong máu tăng lên đột ngột, tiến sĩ Goodson giải thích: "Chế độ ăn uống nhiều đường có thể dẫn đến sự tăng giảm năng lượng đột ngột. Nếu bạn cảm thấy quá năng động và sau đó đột ngột mệt mỏi, có khả năng lớn là do tiêu thụ quá nhiều đường".

Nếu bạn thường xuyên trải qua tình trạng này, bạn có thể cân bằng lượng đường trong máu bằng cách kết hợp các loại carb giàu chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây) với protein. "Protein giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn chính cũng như bữa ăn nhẹ", chuyên gia giải thích thêm.

3. Gặp vấn đề với sức khỏe răng miệng

Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe răng miệng, thì đường có thể là nguyên nhân chính. Tiến sĩ Goodson giải thích: "Đường chính là nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu, nên nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về răng miệng, có thể đó là dấu hiệu của việc tiêu thụ quá nhiều đường".

Theo nghiên cứu được công bố trên trang Frontiers in Oral Health, việc tiêu thụ lượng đường quá mức là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận rằng đường là nguyên nhân chính gây sâu răng. Vi khuẩn trong miệng lấy đường và chuyển hóa nó thành axit, tạo ra axit này làm suy yếu lớp men răng, dẫn đến tình trạng sâu răng.

4. Tăng cân

Nếu bạn thường xuyên ăn quá nhiều đường, có khả năng bạn sẽ trải qua tình trạng tăng cân. Lượng đường cao trong cơ thể có thể làm hỏng quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột.

Tiến sĩ Goodson chia sẻ: "Đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường và insulin trong máu. Khi tiêu thụ quá nhiều đường, bạn đang đẩy hệ sinh thái này phải làm việc quá sức và mong muốn có nhiều đường hơn để duy trì sự cân bằng. Điều này khiến cơ thể cảm thấy đói hơn, dẫn đến tăng cân."

Calo rỗng từ đường khiến tăng cân

(TyGiaMoi.com) - Calo rỗng từ đường khiến tăng cân

Tiến sĩ Goodson cũng nhấn mạnh: "Đường là nguồn cung cấp calo rỗng, có nghĩa là cung cấp calo mà thiếu chất dinh dưỡng. Sản phẩm bổ sung đường thường có hàm lượng calo cao và chất lượng dinh dưỡng thấp, việc tiêu thụ chúng thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân."

>> Loại hạt được nhiều người ưa chuộng dịp Tết lại là vị thuốc giúp ‘hạ đường huyết’ và đẩy lùi ung thư cực tốt

5. Bạn có thể bị đau mãn tính

Tiến sĩ Goodson cảnh báo rằng, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống chứa đường có thể gây ra đau mãn tính. Một báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học Lâm sàng của Mỹ cũng đã chỉ ra rằng, việc ăn quá nhiều chất béo và đường trong khẩu phần hàng ngày của bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp có thể làm tăng tình trạng đau mãn tính. Báo cáo khác trên Tạp chí Frontiers in Nutrition (Mỹ) cũng công bố việc ăn nhiều đường là một “đồng phạm” trong tình trạng viêm đau mãn tính.

6. Luôn cảm thấy đói

Thức ăn chứa đường thường làm tăng cảm giác đói. Vì vậy, cần lưu ý đến cảm giác no sau khi ăn. Đường thường chứa nhiều calo, khiến cơ thể cảm thấy no ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, cơ thể nhanh chóng đốt cháy đường, dẫn đến cảm giác đói, thèm ăn vặt và cuối cùng là lặp lại việc tiêu thụ thêm đồ ăn chứa đường.

Tiến sĩ Goodson giải thích thêm: "Lượng đường cao cũng có thể ảnh hưởng đến hormone leptin, một hormone quan trọng điều chỉ cảm giác no. Mức độ leptin giảm có thể dẫn đến cảm giác đói tăng và thèm ăn".

Empty
Dấu hiệu cơ thể đang thừa đường

Nếu bạn tiêu thụ nhiều đường vào bữa sáng, bạn có thể đói trước giờ ăn trưa. Để tránh tình trạng này, bạn nên chọn loại carbohydrate giàu chất xơ cho bữa sáng, như bột yến mạch hoặc bánh mì nguyên hạt, kết hợp với nguồn protein trứng hoặc sữa chua Hy Lạp. Chất xơ và protein sẽ giúp bạn duy trì cảm giác no lâu hơn sau bữa sáng.

7. Bạn có thể bị cao huyết áp

Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng huyết áp ở một số người. Tiến sĩ Goodson trích dẫn một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients (Mỹ), chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tăng lượng đường bổ sung và mức huyết áp cao hơn ở nhóm người có độ tuổi từ 65 - 80.

Nếu bạn nhận thấy huyết áp tăng, có thể là do bạn đã tiêu thụ quá nhiều đường. Đường bổ sung làm tăng axit uric trong cơ thể, từ đó ức chế sản xuất oxit nitric. Oxit nitric (NO) quan trọng để duy trì sự linh hoạt của mạch máu và khi lượng NO giảm trong cơ thể, huyết áp có thể tăng cao.

Những dấu hiệu trên không nhất thiết xuất phát từ thói quen tiêu thụ quá mức đường mà còn có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, khi bạn phát hiện ra những dấu hiệu này, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm lượng đường và thăm bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe kịp thời.

>> 6 loại quả là ‘vua bổ gan’, tốt đủ đường lại rất dễ mua ở chợ Việt

Lời ‘cầu cứu’ của cơ thể trước ung thư dạ dày: Nếu có 4 dấu hiệu bất thường này, hãy lập tức đến bệnh viện để nội soi

5 dấu hiệu khi ngủ là ‘lời cầu cứu’ của cơ thể: Có thể ung thư đang ‘rình rập’ sức khỏe, hãy lập tức đi tầm soát

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/7-dau-hieu-bat-thuong-thay-loi-cau-cuu-cua-co-the-khi-ban-dang-bi-thua-duong-d113843.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    7 dấu hiệu bất thường thay ‘lời cầu cứu’ của cơ thể khi bạn đang bị thừa đường
    POWERED BY ONECMS & INTECH