ACB có gần 6.600 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn
Nợ xấu gia tăng khiến ACB cũng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý I/2025.
Đến thời điểm hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Với nhóm ngân hàng, bên cạnh các chỉ tiêu lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng, chất lượng nợ vay cũng đang thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB ) - nơi Chủ tịch Trần Hùng Huy nắm giữ vai trò lãnh đạo - luôn là tâm điểm quan tâm, khi ACB được đánh giá là một trong những cổ phiếu ưa thích nhất thị trường. Trên sàn chứng khoán, thanh khoản ACB rất cao, với hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Lợi nhuận sau thuế giảm gần 6% do hoạt động cốt lõi chững lại
Trong quý I/2025, ACB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 3.678 tỷ đồng, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận suy giảm là do hoạt động kinh doanh cốt lõi chững lại, cụ thể thu nhập lãi thuần giảm, trong khi nhiều mảng kinh doanh khác vẫn ghi nhận tăng trưởng.
Chi tiết:
- Thu nhập lãi thuần đạt 6.359 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ.
- Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh giảm mạnh 88%, chỉ còn chưa đến 24 tỷ đồng.
- Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ hơn 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 204 tỷ đồng.
- Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 872 tỷ đồng, tăng 17%.
- Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng gấp đôi, đạt 476 tỷ đồng.
- Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng mạnh, gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 182 tỷ đồng.
![]() |
Kết quả kinh doanh của ACB |
Có 6.600 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn
Chất lượng nợ vay là yếu tố được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tại ACB. Tính đến ngày 31/3/2025, tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng đạt 589.382 tỷ đồng, tăng gần 17.400 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng mức tăng 3%.
Trong cơ cấu cho vay, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tới 68% tổng dư nợ. Số liệu này chưa bao gồm khoản cho vay giao dịch ký quỹ hơn 9.400 tỷ đồng tại Công ty TNHH Chứng khoán ACB.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng đi kèm với sự gia tăng của nợ xấu. Tổng nợ xấu (gồm các nhóm 3, 4, 5) của ACB đã vượt 8.200 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm.
Cơ cấu chi tiết nợ xấu:
- Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3): Hơn 1.134 tỷ đồng, tăng 23%.
- Nợ nghi ngờ (nhóm 4): Hơn 1.115 tỷ đồng, giảm 14%.
- Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): Gần 6.600 tỷ đồng, giảm 2%.
Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 75% tổng nợ xấu của ACB.
![]() |
Nguồn: ACB |
Trước áp lực nợ xấu, ACB đã tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, ngân hàng đã trích lập 626 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước (512 tỷ đồng).
>> Sacombank (STB) có gần 6.300 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn
Sacombank (STB) có gần 6.300 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn
BIDV (BID) có 19.800 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn, cao nhất toàn hệ thống