ACV lãi lớn, nhưng có nguy cơ mất 1.900 tỷ từ Bamboo Airways và các hãng khác
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) báo lãi 4.246 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (mã chứng khoán: ACV) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023.
Cụ thể, kết thúc quý 2, doanh thu thuần của ACV đạt 4.929 tỷ đồng - tăng 43,7% so với cùng kỳ, tỷ lệ tăng giá vốn chỉ 7,1% - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng doanh thu. Đây là nguyên nhan chính khiến lợi nhuận gộp 2.958 tỷ - tăng 86% so với quý 2/2022.
Doanh thu tài chính đạt 442 tỷ đồng - giảm 76,8% so với cùng kỳ dó quý 2 năm ngoái ACV ghi nhận khoản 1.747 tỷ đồng "lãi do đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ". bên cạnh đó, chi phí tài chính ghi âm 446 tỷ đồng nhờ đánh giá lại khoản lỗ chênh lệch tỷ giá cuối kỳ (-469 tỷ đồng).
Kết thúc quý 2, ACV báo lãi trước thuế 3.325 tỷ và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 2.610 tỷ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm 2023, doanh thu thuần đạt 9.657 tỷ - tăng 74,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 5.266 tỷ - tăng 23,4% so với nửa đầu năm 2022; lợi nhuận sau thuế đạt 4.246 tỷ đồng, tăng trưởng 23,4%.
Tính tới thời điểm 30/6/2023, tổng tài sản của công ty đạt 40.533 tỷ đồng trong đó ACV có gần 31.200 tỷ đồng tiền, tương đương tiền, thuộc TOP những doanh nghiệp giàu tiền nhất sàn chứng khoán.
Một điểm đáng chú ý khác là các khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi. Theo đó, tính đến cuối quý 2, ACV có tổng 5.541 tỷ đồng nợ xấu - là các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi tại một số doanh nghiệp, cụ thể:
- CTCP Hàng không VietJet với khoản tiền là 2.342 tỷ đồng
- CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo) với khoản tiền là 1.435 tỷ đồng
- CTCP Hàng không Pacific Airlines với khoản tiền là 683 tỷ đồng
- CTCP Hàng không Lữ Hành Việt Nam với khoản tiền là 167 tỷ đồng
- CTCP Hàng không Mê Kông (Air MeKong) với khoản tiền là 25 tỷ đồng
- Các khách hàng khác là 21 tỷ đồng
Hiện, ACV đang phải trích lập dự phòng gần 1.900 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu này, trong đó tiêng Vietjet, Bamboo Airways và Pacific Airlines chiếm phần lớn, hơn 1.700 tỷ đồng, bao gồm:
- Đối với CTCP Hàng không VietJet, công ty phải trích lập dự phòng hơn 660 tỷ đồng;
- Đối với CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), công ty phải trích lập hơn 561 tỷ đồng;
- Đối với CTCP Hàng không Pacific Airlines, công ty phải trích lập hơn 525 tỷ đồng;
- Đối với CTCP Hàng Không Lữ Hành Việt Nam, công ty phải trích lập hơn 101 tỷ đồng;
- Đối với CTCP Hàng không Mê Kông (Air MeKong), công ty phải trích lập gần 26 tỷ đồng.
Bamboo Airways được gia hạn khoản nợ tại SGN tới năm 2028 
Vé máy bay dịp Tết nguyên đán 2025 cao nhất 3,7 triệu, nhiều chặng bay hết chỗ