Ấn Độ chuẩn bị đóng 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân
Ấn Độ vừa phê duyệt kế hoạch đóng 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp mới, trong khuôn khổ dự án được đầu tư khoảng 450 tỷ rupee (5,4 tỷ USD).
Trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội để củng cố sức mạnh ở Ấn Độ Dương, New Delhi tập trung tăng cường năng lực hải quân và sản xuất vũ khí trong nước.
Ngày 9/10, nội các của Thủ tướng Narendra Modi đồng ý cho phép thực hiện kế hoạch chế tạo 2 tàu ngầm  đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm thuộc lớp mới, Reuters dẫn lời các quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết. Không rõ thời điểm dự kiến hoàn thành chế tạo 2 con tàu này là khi nào.
Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân hoạt động nhanh hơn, êm hơn và ở dưới nước lâu hơn so với tàu chạy bằng động cơ diesel thông thường, vì thế được xếp vào nhóm khí tài hải quân mạnh nhất thế giới.
Đến nay mới chỉ có ít quốc gia chế tạo được loại tàu ngầm này, đó là Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ.
Ấn Độ từng thuê 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Nga nhưng đã trả lại, nay đang đàm phán với Nga để thuê thêm tàu nữa.
Hai tàu ngầm mới của Ấn Độ sẽ được chế tạo tại trung tâm đóng tàu ở cảng Visakhapatnam.
Một nguồn tin cho biết, tập đoàn xây dựng Larsen & Toubro sẽ tham gia dự án.
Hai tàu mới sẽ khác tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Arihant mà Ấn Độ đang đóng.
>>Hình ảnh tàu ngầm hạt nhân tối tân của Mỹ tới Nhật Bản
Tập đoàn lớn nhất Ấn Độ muốn 'rót' vốn đầu tư sân bay rộng nhất Việt Nam 
Tỷ phú Ấn Độ gắn với xe hơi giá rẻ Tata qua đời ở tuổi 86