Những khó khăn của Apax Holdings phần nào được phản ánh trước qua đà lao dốc của cổ phiếu IBC trên thị trường. Tạm dừng phiên sáng 16/2, IBC tăng trần lên 2.690 đồng/cp, song đã giảm 87% chỉ sau 3 tháng.
CTCP Apax Holdings (IBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với doanh thu thuần âm 45 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt 352 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng cũng âm 81 tỷ đồng nên công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận gộp 36 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, doanh thu tài chính âm 42 tỷ đồng, trong khi, chi phí tài chính tăng gấp đôi lên mức 89 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm 35 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 78%. Kết quả, IBc báo lỗ sau thuế 111 tỷ đồng trong quý 4/2021 lãi 118 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của IBC.
Lũy kế cả năm 2022, IBC mang về 1.336 tỷ đồng doanh thu, tăng 35% so với năm 2021. Tuy nhiên, các khoản chi phí tăng mạnh: chi phí tài chính tăng gấp 2 lần lên 204 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 133% lên 200 tỷ đồng, chi phí khác tăng gấp đôi lên 32 tỷ đồng.
Kết quả, IBC lỗ sau thuế 81 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế công ty mẹ âm 86 tỷ đồng, so với cùng kỳ lãi 11 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Apax Holdings đã điều chỉnh giảm mạnh kết quả kinh doanh của năm 2021. Theo số liệu từ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 thì doanh thu của IBC là 1.734 tỷ đồng, tuy nhiên tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022, chỉ số này được điều chỉnh về 989 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng được điều chỉnh từ 96 tỷ đồng về chỉ còn 6 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của IBC đạt 4.596 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tiền và tương đương tiền đạt 737 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh 100 tỷ đồng. Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của IBC ở mức 3.076 tỷ đồng, chiếm 67% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn chiếm 617 tỷ đồng còn nợ vay dài hạn chiếm 1.298 tỷ đồng.
UBCKNN xử phạt vi phạm đối với Anh ngữ APAX của Shark Thủy 
Ông Nguyễn Ngọc Thủy kịp chuyển quyền điều hành Egroup cho một cá nhân trước khi bị bắt?