Bắc Ninh và Phú Thọ sau sáp nhập: Tỉnh nào có quy mô kinh tế lớn hơn?
Sau sáp nhập, hai tỉnh này đều lọt top địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ hợp nhất thành tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh , trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Bên cạnh đó, ba tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình sẽ hợp nhất thành tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Tại Bắc Ninh, với mức tăng trưởng 6,03%, quy mô nền kinh tế của tỉnh đạt hơn 232 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 9 cả nước.
Tại Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 giữ vững vị trí đứng đầu cả nước, ước đạt 13,85%. Quy mô nền kinh tế không ngừng mở rộng, cả năm ước đạt 207 nghìn tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị trí thứ 12 cả nước, đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Như vậy, theo số liệu năm 2024, tỉnh Bắc Ninh mới sau sáp nhập có quy mô kinh tế đạt hơn 439 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, theo VnExpress, quy mô kinh tế của tỉnh Phú Thọ mới đạt hơn 354 nghìn tỷ đồng.
>>Hải Phòng và Bắc Ninh sau sáp nhập: Địa phương nào có quy mô kinh tế lớn hơn?
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Theo Chi cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 ước tăng 7,52%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, xếp thứ 8/11 vùng Đồng bằng sông Hồng. Quy mô GRDP tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 173,14 nghìn tỷ đồng, tăng 15,67 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 9,95% so với năm 2023. Đưa giá trị GRDP bình quân đầu người từ 130 triệu đồng/người năm 2023 lên 141,3 triệu đồng/người năm 2024, tương ứng tăng 11,3 triệu đồng/người.
Phát biểu tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang đã làm rõ những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thông tin, năm 2024, tỉnh đạt mức tăng trưởng 9,53%, cao nhất trong 15 năm qua, nằm trong nhóm 10/63 địa phương có tốc độ tăng cao của cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Quy mô kinh tế của tỉnh đạt trên 109,2 nghìn tỷ đồng, tăng trên 11 nghìn tỷ đồng so với năm 2023, đứng thứ 35 cả nước, đứng thứ 3 vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Ngày 3/1, Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh Hòa Bình. Theo đó, ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 tăng 8,96% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,25%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,33% (riêng công nghiệp tăng 15,24%); dịch vụ tăng 7,47%; thuế sản phẩm tăng 6,17%.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20,47%; công nghiệp - xây dựng 43,91%; dịch vụ 31,05%; thuế sản phẩm 4,5%. Thu ngân sách địa phương ước đạt trên 26,7 nghìn tỷ đồng, bằng 112,6% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách địa phương ước thực hiện trên 26,3 nghìn tỷ đồng, bằng 111,39% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 1,47%.
>>Hai tỉnh này khi ‘về chung một nhà’ có 43 khu công nghiệp, điểm sáng hút vốn đầu tư
100% đại biểu HĐND Bắc Ninh thông qua chủ trương hợp nhất với tỉnh Bắc Giang
Bắc Ninh tiếp tục phấn đấu lên TP trực thuộc Trung ương sau khi sáp nhập