'Bậc thầy tự doanh' Vietcap (VCI) đang 'giấu' gần 2.600 tỷ đồng lợi nhuận?
Chứng khoán Vietcap (VCI) là gương mặt chứng khoán Top đầu, có tiếng trong hoạt động đầu tư cổ phiếu trong vài năm trở lại đây. Dù tạm lãi hàng nghìn tỷ đồng song năm 2023, VCI vẫn hụt kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Như đã thông tin, CTCP Chứng khoán Vietcap (Mã VCI  - HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II  và bán niên 2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.
Nguồn: VCI |
Trong quý II, Vietcap ghi nhận doanh thu hoạt động tăng 83% so với cùng kỳ (YoY), đạt 918,5 tỷ đồng; lãi sau thuế đạt 279,2 tỷ - tăng 138,8%.
Lũy kế 6 tháng, VCI đạt 1.722 tỷ đồng doanh thu và 477 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 72% và 150% YoY.
Với kết quả này, công ty đã thực hiện được 68,6% và 85,2% kế hoạch cả năm. Thậm chí, con số lợi nhuận bán niên 2024 còn xấp xỉ bằng mức ghi nhận của cả năm trước đó.
Nhìn vào cấu phần doanh thu hoạt động, có thể thấy tự doanh chính là mảng chủ lực của Vietcap 6 tháng qua, góp tới 800 tỷ đồng. Phần lớn trong số này đến từ lãi bán tài sản tài chính FVTPL.
Khấu trừ chi phí, mảng tự doanh đem về cho công ty 433 tỷ đồng lợi nhuận gộp - biên lãi gộp mảng này đạt hơn 54%, cao hơn mức 48,8% của cùng kỳ. Đây cũng là con số ấn tượng so với trung bình ngành khi nhiều công ty chứng khoán đang chuyển hướng sang các mảng cho vay, tiền gửi...
Chỉ xét riêng trong quý II, doanh thu tự doanh của Chứng khoán Vietcap đã tăng gấp gần 4,5 lần cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp thu về đạt 250 tỷ đồng. Điều này trái ngược với khoản lỗ tự doanh của tân binh DNSE  hay khoản lãi tự doanh chỉ đủ tiền mua một căn chung cư trung cấp của Chứng khoán Bảo Việt (BVS ).
>> Chứng khoán DNSE (DSE) bão lãi thấp nhất 7 quý, cổ phiếu giảm mạnh 7 phiên 
Trên bảng cân đối kế toán, tại thời điểm cuối tháng 6/2024, giá trị tài sản tự doanh của VCI tăng gấp hơn 8 lần thời điểm đầu năm và vượt mốc 1.000 tỷ đồng; phần lớn trong số này là cổ phiếu niêm yết.
Trên bảng cân đối kế toán, tại thời điểm cuối tháng 6/2024, giá trị tài sản tự doanh của VCI tăng gấp hơn 8 lần thời điểm đầu năm và vượt mốc 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, "mỏ vàng" khác của Vietcap còn đến từ danh mục tài sản sẵn sàng để bán (AFS) với khoản đầu tư gốc đối với chứng khoán niêm yết là hơn 4.640 tỷ đồng, đang tạm lãi hơn 3.000 tỷ.
Nguồn: VCI |
Tổng giá trị danh mục AFS của Chứng khoán Vietcap hiện đã vượt mức 8.500 tỷ đồng - tăng gần 29% so với đầu năm. Trong số này, hầu hết các cổ phiếu nắm giữ đều báo lãi. Giá hợp lý đến cuối kỳ lần lượt là: IDP (2.202 tỷ đồng), KDH  (1.017 tỷ đồng), TDM (760 tỷ đồng), FPT  (548 tỷ đồng)...
Vietcap là gương mặt chứng khoán Top đầu, có tiếng trong hoạt động đầu tư cổ phiếu trong vài năm trở lại đây. Con số lãi tạm tính gần 1.800 tỷ đồng đối với cổ phiếu IDP  là một điển hình.
Thành công với hoạt động tự doanh cổ phiếu, công ty chứng khoán hoàn toàn có thể ghi nhận mức lợi nhuận quý/năm tăng đột biến trong trường hợp công ty thực hiện chốt lời một phần danh mục đầu tư. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn được áp dụng ở Vietcap.
Đến cuối quý II/2024, khoản "chênh lệch đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý" của VCI đã tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng lên mức 2.565 tỷ. Nói cách khác, đây là phần lợi nhuận được Chứng khoán Vietcap "giấu đi", chưa muốn ghi nhận vào kết quả kinh doanh thực tế.
>> Chứng khoán Bảo Việt (BVS) chịu lỗ mảng môi giới, lãi tự doanh chỉ đủ mua một căn hộ