Thời điểm mua sắm cuối năm, tác động của các chính sách cùng chiến lược kích cầu được kỳ vọng tạo sóng cho nhóm ngành tiêu dùng.
Quỹ ngoại “đặt cược” vào thị trường tiêu dùng Việt Nam
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng qua ước đạt 5,667 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 9,6% (cùng kỳ năm ngoái tăng 20,2%).
Bên cạnh đó, khảo sát mới đây của Kantar Việt Nam cho thấy rất nhiều người tiêu dùng vẫn đang bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập và có đến 28% hộ gia đình đang gặp khó khăn về tài chính (trong khi giai đoạn Bình thường mới sau COVID-19 con số này chỉ trên dưới 21%). Gần một nửa số gia đình được khảo sát đã thắt chặt chi tiêu bằng cách giảm đi ăn uống ở bên ngoài và giảm sử dụng dịch vụ giải trí. Trong bối cảnh thị trường đầy thách thức, nhiều doanh nghiệp đã đóng bớt cửa hàng, chấp nhận thu hẹp quy mô để chống chọi với khó khăn.
Bất chấp những biến động của thị trường tài chính và bối cảnh tiêu dùng ảm đạm, ngày 06/12/2023, Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới Bain Capital đã xác nhận tăng khoản đầu tư vốn cổ phần vào Masan  thêm 50 triệu USD, nâng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 10/2023. Việc tăng quy mô đầu tư của Bain Capital chỉ trong vòng 2 tháng sau khoản đầu tư đầu tiên đã cho thấy sự tin tưởng mạnh mẽ của quỹ ngoại vào triển vọng hồi phục của thị trường tiêu dùng trong nước và đặc biệt là doanh nghiệp tiêu dùng – bán lẻ đầu ngành của Việt Nam.
GDP trên đầu người ($) (Nguồn_ IMF) |
9 tháng đầu năm 2023, mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ của Masan  bao gồm Masan Consumer Holdings, WinCommerce, Masan MEATLife và Phúc Long Heritage ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (“EBIT” hay “thu nhập trước lãi vay và thuế”) tăng trưởng mức 45,5%. Dòng tiền tự do (“FCF”) cho thấy sự cải thiện liên tục, với FCF quý 3/2023 đạt 2.202 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 125 tỷ đồng trong quý 3/2022 nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả. Theo số liệu từ Kantar Worldpanel, trong quý 3 năm 2023, tại Việt Nam, thị trường FMCG ghi nhận mức tăng trưởng chỉ 6% tại 4 thành phố trọng điểm ở khu vực thành thị và 7% ở khu vực nông thôn so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu của Masan Consumer Holdings tăng 9% và EBITDA tăng 20% trong quý 3 năm 2023 so với cùng kỳ. Có thể thấy Masan  đang có mức tăng trưởng vượt trội so với mặt bằng chung của thị trường.
Sau một thời gian đổi mới mô hình cửa hàng và nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động, vào tháng 11 vừa qua, WinCommerce ghi nhận sự cải thiện về doanh thu/ngày của cửa hàng với mức tăng trưởng đang tiến dần về con số Dương (trước đó quý 1 năm 2023 giảm 10% so với cùng kỳ). Với kết quả này, ban lãnh đạo Masan tự tin doanh thu/ngày của cửa hàng sẽ đạt được mức tăng trưởng LFL dương trong tháng 12/2023, và là chất xúc tác tích cực cho lợi nhuận chung của WinCommerce.
Masan Consumer tham gia hội chợ xuất khẩu TPHCM |
VN-Index cho thấy diễn biến tích cực
Thời điểm mua sắm cuối năm, tác động của các chính sách cùng chiến lược kích cầu được kỳ vọng tạo sóng cho nhóm ngành tiêu dùng. Nhận định riêng ngành bán lẻ, chứng khoán VNDirect đánh giá, thời điểm ảm đạm đã qua trong nửa đầu năm nay, đang hướng tới giai đoạn phục hồi với nhiều dấu hiệu tích cực. Cơ sở để VNDirect đưa ra nhận định trên là những chuyển biến tích cực tại Mỹ khi CPI dần hạ nhiệt, gánh nặng tiêu dùng sẽ được giải tỏa không chỉ tại thị trường này mà tác động lan tỏa toàn cầu. Các đơn hàng mới từ thị trường xuất khẩu chính được kỳ vọng sẽ tăng tốc sẽ giúp giảm bớt lo ngại về lạm phát, thất nghiệp và kinh tế suy thoái, từng bước ổn định thu nhập và đưa Việt Nam bước vào chu kỳ tiêu dùng mới.
Khu vực rau củ rất phong phú tại siêu thị WinMart |
Về diễn biến của VN-Index, nhiều tín hiệu tích cực đã xuất hiện sau những thông tin tích cực liên quan đến sự khởi sắc của chứng khoán quốc tế và dự báo chu kỳ thắt chặt của Fed sớm đi đến hồi kết. Không chỉ ghi nhận đà tăng về điểm số, thanh khoản cũng bứt phá mạnh cho thấy dòng tiền lớn đã bắt đầu quay trở lại. "Những áp lực bán lớn đã đi qua, đáy thứ 2 của VN-Index đã được hình thành. Sau thời gian tích lũy đủ lâu và chặt chẽ, những thông tin tích cực từ quốc tế có thể giúp chỉ số tiếp tục hồi phục trong tháng cuối năm.” - ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS cho biết.
Trong một báo cáo, J.P Morgan nhấn mạnh: "Việt Nam đang đại diện cho câu chuyện tăng trưởng tiêu dùng sôi động và đáng chú ý nhất trong khu vực châu Á", và đưa ra triển vọng tích cực về cổ phiếu ngành tiêu dùng Việt Nam trong 12 tháng tới. Sử dụng phương pháp SOTP (sum-of-the-parts), MSN được J.P Morgan định giá với mức 102.000 đồng/cổ phiếu.
Masan kỳ vọng giao dịch với Bain Capital sẽ hoàn tất trong vài tháng tới và sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp vốn cổ phần chiến lược khác, trong đó có thể bao gồm việc giảm bớt tỷ trọng trong các mảng kinh doanh không cốt lõi, để gia tăng thanh khoản và đạt được tỷ lệ Nợ ròng trên EBITDA lâu dài dưới 3,5 lần. Bảng cân đối kế toán của Masan cho thấy Tập đoàn này đang có các chỉ số tài chính khỏe mạnh. Masan đã hoàn tất thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ đáo hạn vào năm 2023. Trong năm 2024, tổng mức trái phiếu đáo hạn chỉ rơi vào mức ~6.000 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền hiện tại của Công ty là hơn 14.000 tỷ đồng và EBITDA cho 12 tháng gần nhất là ~14.000 tỷ đồng. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền dự kiến có thể tăng thêm khoảng từ 4.900 tỷ đồng đến 12.250 tỷ đồng sau khoản đầu tư vốn cổ phần dẫn đầu bởi Bain Capital. Dòng tiền tự do (FCF) cho thấy sự cải thiện liên tục, với FCF quý 3/2023 đạt 2.202 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 125 tỷ đồng trong quý 3/2022 nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả. |
Bain Capital gia tăng khoản đầu tư vào Masan (MSN) lên mức 250 triệu USD  |