Con số các doanh nghiệp trên sàn có vốn hóa đạt tỷ đô đang ngày càng kéo dài.
Thật bất ngờ khi hiện tại trên sàn chứng khoán Việt Nam danh sách doanh nghiệp có vốn hóa đạt tỷ đô ngày càng kéo dài. Thống kê cho thấy trên sàn giao dịch chứng khoán hiện nay có gần 50 doanh nghiệp có vốn hóa đã đạt và hơn tỷ đô.
Có 13 doanh nghiệp vốn hóa trên trăm nghìn tỷ đồng
Nếu tính số doanh nghiệp vốn hóa thị trường vượt trăm nghìn tỷ đồng, thống kê cho thấy danh sách lên đến 13 doanh nghiệp. Trong số đó nhóm ngân hàng đóng góp 4 cái tên là Vietcombank, BIDV (BID), Vietinbank (CTG), VPBank (VPB) và Techcombank (TCB). Hiện tại Vietcombank đang dẫn đầu các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán với gần 426.000 tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp họ “Vin” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đóng góp 2 cái tên là Vinhomes và Tập đoàn Vingroup (VIC). Vốn hóa của Vinhomes (VHM) đến thời điểm cuối năm 2022 đạt trên 228.600 tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp “họ” Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cũng góp mặt với sự xuất hiện của Tập đoàn Masan với vốn hóa tính đến cuối năm 2022 lên đến hơn 142.200 tỷ đồng.
Nhóm ngành hàng không thì Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là cái tên duy nhất góp mặt. Vốn hóa của ACV đến 31/12/2022 đạt trên 185.000 tỷ đồng,
Nhóm ngành dầu khí chỉ duy nhất ông tổng - Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas) góp mặt. Vốn hóa PVGas đạt gần 200.000 tỷ đồng.
Vinamilk là một trong những doanh nghiệp thường xuyên ghi danh là doanh nghiệp vốn hóa lớn, lãi lớn trên sàn chứng khoán. Vốn hóa Vinamilk đang đạt gần 170.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp ngành thép hiện tại Hóa Phát đang được ghi danh với mức vốn hóa gần 126.200 tỷ đồng. Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã có rất nhiều biến động trong năm 2022 khiến nhiều nhà đầu tư “gán” cho HPG thêm biệt danh “cổ phiếu quốc dân”.
Sabeco là doanh nghiệp ngành bia suy nhất góp mặt trong danh sách những doanh nghiệp đạt mức vốn hóa trên trăm nghìn tỷ đồng.
Giá cổ phiếu – vốn điều lệ: Những yếu tố chính cấu thành vốn hóa doanh nghiệp
Để giúp doanh nghiệp đạt mức vốn hóa lớn, những yếu tố tiên quyết góp phần vào đó là vốn điều lệ và thị giá. Nhiều doanh nghiệp trong TOP những doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán có thị giá cổ phiếu luôn duy trì ở mức cao, có những doanh nghiệp vốn điều lệ rất lớn.
Sabeco (SAB) có vốn điều lệ hơn 6.400 tỷ đồng, nhưng yếu tố lớn góp phần đưa doanh nghiệp này đạt gần 120.000 tỷ đồng là thị giá. Trên thị trường chứng khoán cổ phiếu SAB là một cũng thuộc TOP những cổ phiếu có thị giá cao nhất. SAB đóng cửa phiên giao dịch cuối năm âm lịch 2022 ở mức 185.700 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 27% so với thời điểm đầu năm (giá đã điều chỉnh).
Cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan cũng đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2022 âm lịch ở mức 102.000 đồng/cổ phiếu - thuộc danh sách những cổ phiếu đạt mức 3 chữ số trên thị trường. Thêm vào đó Masan có vốn điều lệ lớn, hơn 14.237 tỷ đồng. Hệ sinh thái Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã tái cấu trúc mạnh mẽ, có 4 doanh nghiệp giao dịch trên sàn là Tập đoàn Masan, Masan Consumes (MCH), Masan MeatLife và Masan High-Tech Materials (MSR). Các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Masan hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ khai thoáng, hàng tiêu dùng, hóa chất.
Vinamilk (VNM) có vốn điều lệ gần 20.900 tỷ đồng. Giá đóng cửa cổ phiếu VNM phiên giao dịch trước kỳ nghỉ tết nguyên đán 2023 ở mức 81.300 đồng/cổ phiếu. VNM cũng là cổ phiếu “yêu thích” của nhiều nhà đầu tư khi thống kê đặt lệnh mỗi phiên đều xấp xỉ hàng nghìn lệnh mua/lệnh bán.
ACV của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đang giao dịch quanh mức 85.000 đồng/cổ phiếu. Thêm vào đó vốn điều lệ cũng ở TOP cao trên sàn, đạt trên 21.770 tỷ đồng. Những yếu tố này giúp ACV đứng vững trong top những doanh nghiệp có vốn hóa cao trên sàn.
GAS – cổ phiếu của ông lớn dầu khí PVGas có giá đóng cửa phiên giao dịch trước tết vừa qua tăng nhẹ lên 104.500 đồng/cổ phiếu - một trong số ít cổ phiếu có thị giá 3 chữ số trên sàn. PVGas thành lập từ năm 1990 từ ý tưởng tận dụng khí từ mỏ Bạch Hổ đưa vào bờ để sử dụng. Việc khai thác khí này tránh lãng phí do phải đốt bỏ ngoài khơi. PVGas thành lập lúc đó với tên gọi ban đầu là Công ty khí đốt. Chức năng, nhiệm vụ ban đầu là thu gom, nhập khẩu, vận chuyển, lưu trữ, chế biến, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí.
Hai doanh nghiệp thuộc họ Vin thuộc nhóm doanh nghiệp “được cả hai” - vốn điều lệ lớn và giá cổ phiếu cũng thuộc nhóm cao. Vingroup đang có vốn điều lệ trên 38.000 tỷ đồng và giá cổ phiếu đóng cửa phiên cuối năm ở mứuc 57.400 đồng/cổ phiếu. Còn Vinhomes có vốn điều lệ hơn 43.500 tỷ đồng và giá cổ phiếu cũng chốt ở mức cao 52.200 đồng/cổ phiếu.
HPG của Hòa Phát những tháng vừa qua đã có lúc “trôi” về dưới cả 14.000 đồng/cổ phiếu trước khi tăng trở lại lên trên 21.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Tuy vậy yếu tố chính giúp Hòa Phát luôn đứng vững trong TOP những doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên thị trường là vốn điều lệ. Hiện tại Hòa Phát sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức đã vươn lên chiếm vị trí doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất sàn chứng khoán, đạt hơn 58.100 tỷ đồng.
Vietcombank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong nhóm các ngân hàng trên sàn chứng khoán, đạt trên 47.300 tỷ đồng. Kèm theo đó giá cổ phiếu VCB cũng đang ở mức rất cao, 93.000 đồng/cổ phiếu. Cả 2 yếu tố này kết hợp khiến Vietcombank trở thành doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn, cách rất xa những doanh nghiệp xếp sau.
BIDV trở thành doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn thứ 3, đạt trên 43.500 tỷ đồng. Ngoài ra thị giá cổ phiếu ngành ngân hàng này cũng đang duy trì được mức cao 52.200 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy nhà đầu tư “cầm” cổ phiếu này từ đầu năm cũng “khóc ròng” khi giá đã “bay” mất khoảng 34% (giá đã điều chỉnh) kể từ đầu năm 2022 đến nay.
Những doanh nghiệp có vốn hóa trên 2 tỷ đô
Nếu mở rộng sang cả những doanh nghiệp có vốn hóa trên 2 tỷ đô la, danh sách sẽ kéo dài thêm 15 dòng – là 15 doanh nghiệp có vốn hóa trên 2 tỷ đô (khoảng 48.000 tỷ đồng) đến dưới trăm nghìn tỷ đồng – nâng tổng số doanh nghiệp có vốn hóa trên 2 tỷ đô lên con số gần 30.
Nhóm những doanh nghiệp được thêm vào, ngành ngân hàng góp thêm 5 cái tên gồm MBB, ACB, SeaBank (SSB), Sacobank (STB) và VIB. Ngoài ra, “họ” Masan cũng góp thêm Masan Consumer (MCH) vào danh sách với vốn hóa đạt 52.000 tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp “họ Vin” còn thêm Vincom Retail (VRE) với mức vốn hóa đạt gần 65.600 tỷ đồng – nâng tổng số doanh nghiệp ty thuộc nhóm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên con số 3. Vincom retail cũng là một trong số những doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn trên thị trường chứng khoán, đạt trên 22.700 tỷ đồng.
FPT với vốn hóa đạt gần 91.500 tỷ đồng góp tên vào danh sách. Ngoài ra ông tổng ngành khu công nghiệp – Becamex (BCM) góp tên với vốn hóa đạt gần 87.500 tỷ đồng. Viettel Global ghi danh với vốn hóa đạt hơn 70.300 tỷ đồng. Thế giới di động, Vietnam Rubber Group (GVR), Vietjet Air (VJC), VEAM (VEA) và Lọc hóa dầu Bình Sơn đều là những doanh nghiệp có mức vốn hóa trên 2 tỷ đô.
Những doanh nghiệp có vốn hóa từ 2 tỷ đô đến dưới 100 nghìn tỷ đồng |
Cặp đôi đầy duyên nợ FPT và Thế giới di động (MWG) đều góp mặt trong danh sách các doanh nghiệp có vốn hóa thị trường trên 2 tỷ đô, trong đó FPT đạt gần 91.500 tỷ đồng còn FPT đạt gần 65.800 tỷ đồng.
Về vốn điều lệ, sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ “khủng” 100% tăng vốn điều lệ lên gấp đôi hồi tháng 6/2022, Thế giới di động nâng vốn điều lệ lên trên 14.600 tỷ đồng - vượt xa mức vốn điều lệ của FPT gần 11.000 tỷ đồng. Trong khi đó về thị giá, FPT đang giao dịch quanh mức 83.900 đồng/cổ phiếu – cao hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu MWG ở mức 45.600 đồng/cổ phiếu. Về thanh khoản, cả FPT và MWG đều là những cổ phiếu được “yêu thích”, hàng triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
FPT đã công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2022 với doanh thu đạt trên 44.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 21% lên 6.476 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh khả quan cũng là một trong những yếu tố giúp cổ phiếu FPT tăng khoảng 10% từ đầu năm 2022 đến nay (giá đã điều chỉnh). Còn Thế giới di động chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2022.
Đối với doanh nghiệp “họ” Viettel như Viettel Global (VGI), yếu tố chính giúp doanh nghiệp này góp mặt trong danh sách những doanh nghiệp vốn hóa lớn là vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Viettel Global đạt trên 30.400 tỷ đồng.
Còn Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng đạt mức vốn điều lệ 31.000 tỷ đồng. Những ngày cuối năm Lọc hóa dầu Bình Sơn đã kịp công bố báo cáo tài chính quý 4 và kết qủa kinh doanh cả năm 2022 với kỷ lục doanh thu cả năm đạt 167.123 tỷ đồng, tăng trưởng trên 65% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức kỷ lục gần 14.400 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch và tăng 114% so với số lãi đạt được năm 2021. Dù vậy trên thị trường cổ phiếu BSR lại giảm 30% từ đầu năm 2022, về mức 16.000 đồng/cổ phiếu.
Ông tổng ngành khu công nghiệp – Becamex (BCM) luôn được nhắc đến trong nhóm những doanh nghiệp có giá cổ phiếu cao. BCM hiện giao dịch quanh mức 84.300 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ công ty cũng đạt trên 10.300 tỷ đồng. Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp VEAM (VEA) thì thường được nhắc tới với lãi lớn hàng năm chủ yếu nhờ “nhận” về từ Honda, Forrd và Toyota. Vốn điều lệ doanh nghiệp cũng đạt trên 13.280 tỷ đồng.
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam từng là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán trước khi bị các doanh nghiệp khác “vượt mặt”. Tuy vậy mức vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng hiện tại cũng giúp GVR xếp trong TOP những doanh nghiệp vốn điều lệ cao nhất thị trường.
Danh sách những doanh nghiệp có vốn hóa từ 2 tỷ đô trở lên |
Mở rộng danh sách sang những doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô
Những doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô tương ứng vốn hóa xấp xỉ 24.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán hiện nay đã gia tăng nhanh chóng, đạt trên 40 doanh nghiệp. Điều này cũng cho thấy các doanh nghiệp trên sàn đã nhanh chóng lớn mạnh, tăng vốn điều lệ nhanh. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp cũng giữ được mức giá giao dịch khá cao.
Trong số những doanh nghiệp vốn hóa trên tỷ đô, dưới 2 tỷ đô được thêm vào danh sách trong nhóm này, lại thấy xuất hiện thêm 6 ngân hàng như HDBank, SHB, Eximbank, MSB, OCB hay TPBank (TPB).
Đặc biệt nhóm doanh nghiệp bất động sản có sự xuất hiện của Sunshine Homes (SSH) và Novaland (NVL). Nhóm dpanh nghiệp bảo hiểm thêm Tập đoàn Bảo Việt. Nhóm dầu khí thêm 2 ông lớn Petrolimex (PLX) và PV Power (POW).
Ngoài ra còn có sự xuất hiện của Chứng khoán SSI, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Vietnam Airlines (HNV) và Cơ điện lạnh REE.
Danh sách những doanh nghiệp vốn hóa 1 tỷ đô đến dưới 2 tỷ đô |
Thay cho lời kết
Như vậy nếu tính nhóm doanh nghiệp vốn hóa đạt tỷ đô trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay, danh sách đã kéo dài trên 40 doanh nghiệp. Ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp đang đạt mức vốn hóa xấp xỉ tỷ đô.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 được xem là năm có nhiều biến động. Nhiều chuyên gia dự đoán tình hình sẽ được cải thiện nhiều ở năm 2023 khi nhiều chính sách được áp dụng, làm minh bạch thị trường hơn đã và đang thực hiện ở những tháng cuối năm 2022. Với tiến trình đó, ước tính năm 2023 danh sách doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô sẽ ngày càng kéo dài.
Danh sách những doanh nghiệp đạt mức vốn hóa tỷ đô |
Giá giảm 48% dưới giá trị sổ sách, có nên bắt đáy cổ phiếu Novaland (NVL)? 
2024: VN-Index tăng 12%, doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD thu hẹp