Sống

Bất ngờ loại rau củ càng xanh càng độc, âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa thậm chí gây ung thư

Thanh Thanh 12/09/2023 07:00

Màu xanh mướt của rau thường rất bắt mắt và hấp dẫn người mua, tuy nhiên có những loại rau càng xanh càng độc, rẻ mấy cũng tuyệt đối không mua.

Những mớ rau xanh mướt bao giờ cũng rất bắt mắt và thu hút người tiêu dùng, chúng mang lại cảm giác tươi non mơn mởn. Thế nhưng với nhiều loại rau, màu xanh ấy lại đánh lừa người tiêu dùng bởi độc tố mà chúng mang lại rất nguy hiểm.

Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam, dẫn khuyến cáo của GS.TS Trần Khắc Thi, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây - ĐH Thành Tây, Trung Quốc cho biết: Trong các loại rau quá xanh có chứa nitrat (NO3) tức là phân đạm. Chất này khi đi vào cơ thể ở mức bình thường thì không gây độc, song nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì rất nguy hiểm. Khi NO3 hấp thụ quá mức vào máu, các hemoglobin (phương tiện chuyên chở oxy trong máu) sẽ bị biến thành methemoglobin. Methemoglobin sẽ mất hoặc suy giảm chức năng vận chuyển Oxy, gây ra hiện tượng các tế bào (nhất là ở não) không đủ Oxy để hoạt động.

Vì thế, các nước nhập khẩu rau thường chú trọng kiểm tra hàm lượng NO3 đầu tiên. NO3 âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa, thậm chí gây ung thư. Người tiêu dùng nên tránh những loại rau xanh mướt một cách bất thường vì khi đó rau càng xanh càng độc, chứng tỏ lượng NO3 rất cao.

Hai loại củ quả không nên ăn xanh

Cà chua xanh

cachuaxanh_201902128133

Khi mua cà chua bạn nên chọn những quả chín mọng có màu ngà vàng hoặc đỏ. Nếu có quả còn xanh thì hãy đợi nó chín rồi mới ăn. BS Nguyễn Đình Thục, Hội Đông y Việt Nam chia sẻ trên báo Sức Khỏe và Đời sống rằng: cà chua xanh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá nhưng lại chứa nhiều alkaloid, có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều.

Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường dễ cảm nhận nhất khi ăn vào miệng có vị chát. Sau khi ăn sẽ có biểu hiện trúng độc là buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, yếu sức, mệt mỏi,...Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất. Vì vậy, chúng ta không nên dùng cà chua xanh để chế biến món ăn, nếu để ăn sống thì càng không nên.

Khoai tây xanh

khoai-tay-chuyen-sang-mau-xanh-co-an-duoc-khong-202110310121560220

Khoai tây tiếp xúc trực tiếp với nhiều ánh sáng trong thời gian dài sẽ dần chuyển sang màu xanh lá, đây là là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo có hợp chất gây hại solanine. lúc này chúng sản sinh ra chất diệp lục. Sự sản sinh chất diệp lục gia tăng, dần khiến vỏ khoai tây có màu xanh. Diệp lục vốn là một hóa chất vô hại, có ở tất cả các loại rau xanh mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Tuy nhiên, khi khoai tây sản sinh ra chất diệp lục, chúng cũng gia tăng sản sinh ra glycoalkaloid, còn được gọi là solanine - một hợp chất có độc tính để bảo vệ khoai tây khỏi động vật, côn trùng, vi khuẩn và nấm gây hại. Solanine được xem là một độc tố thần kinh, nếu ăn với lượng ít thì có thể gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn và tiêu chảy. Nếu nặng thì các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nồng độ solanine được tìm thấy trong vỏ hoặc mầm khoai tây nên việc gọt vỏ sẽ giảm khoảng 30% nồng độ solanine. Điều đó có nghĩa vẫn còn 70% độc tố trong phần thịt khoai tây. Do đó, ngay cả khi đã gọt vỏ, bạn vẫn có nguy cơ bị ngộ độc nếu ăn. Các phương pháp chế biến như luộc, nướng hoặc chiên rán không làm giảm đáng kể lượng solanine.

Theo các báo cáo về những vụ ngộ độc solanine trên thế giới, liều lượng chất khoảng 1,25-2 mg/kg trọng lượng cơ thể là đủ để gây triệu chứng ngộ độc. Mức độ ngộ độc phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của cơ thể mỗi người.

Để hạn chế ngộ độc, nên ngâm khoai vào nước muối loãng vài giờ trước khi chế biến, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố. Không mua khoai tây đã bị hỏng, mọc mầm hoặc bắt đầu chuyển xanh. Đặc biệt nên bảo quản khoai tây ở nơi mát mẻ và tối, không lưu trữ quá 12 ngày. Ngoài ra, nên cất khoai tây trong bao hoặc túi đen để tránh ánh sáng chiếu vào.

10 loại thực phẩm thải độc tự nhiên cho cơ thể chuyên gia khuyên mua trong dịp Tết

Hà Nội nhộn nhịp sắm lễ: Giá cả tăng nhẹ trước ngày mùng 1 cuối cùng năm Giáp Thìn

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bat-ngo-loai-rau-cu-cang-xanh-cang-doc-am-tham-pha-huy-he-tieu-hoa-tham-chi-gay-ung-thu-d108333.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Bất ngờ loại rau củ càng xanh càng độc, âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa thậm chí gây ung thư
    POWERED BY ONECMS & INTECH