Du ngoạn

Bên trong hố sụt 600m sâu nhất thế giới với thể tích lên tới 130 triệu m3, là nơi sinh sống của hơn 1.300 loại động vật

Dương Uyển Nhi 27/08/2024 19:57

Với độ đa dạng sinh học đa dạng, hố sụt này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Hố sụt là hiện tượng tự nhiên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, các khu vực xảy ra sụt lún có cấu trúc địa chất đặc biệt và sự di chuyển của đất đá dưới mặt đất là kết quả của các quá trình địa chất kéo dài. Dù vậy, hiện tượng này thường xảy ra đột ngột và khó dự đoán. Hố sụt có thể có hình dạng tròn hoặc không đều, với kích thước ngang và độ sâu dao động từ vài mét đến vài trăm mét.

Hố Xiaozhai Tiankeng - Hố sụt sâu nhất thế giới (Ảnh: Internet)

(TyGiaMoi.com) - Hố Xiaozhai Tiankeng - Hố sụt sâu nhất thế giới (Ảnh: Internet)

Trong tiếng Anh, hố sụt có nhiều tên gọi khác nhau như "sinkhole", “cenote", "shakehole", "swallet" (suối ngầm), "swallow hole" (hố vực) hay "doline" (thung lũng, từ gốc tiếng Slav). Chính nhờ vào những đặc điểm địa hình độc đáo này, nhiều hố sụt đã trở thành những kỳ quan nổi tiếng trên toàn thế giới. Một ví dụ tiêu biểu là hố sụt Xiaozhai Tiankeng ở Trùng Khánh, Trung Quốc, với độ sâu lên đến 662m và rộng 537m.

Hố Xiaozhai Tiankeng có độ sâu lên đến 662m và rộng 537m (Ảnh: Internet)

(TyGiaMoi.com) - Hố Xiaozhai Tiankeng có độ sâu lên đến 662m và rộng 537m (Ảnh: Internet)

Xiaozhai Tiankeng, hay còn được gọi là hố Thiên Đường (Heavenly Pit), đã được Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) công nhận là "Hố sụt tự nhiên sâu nhất thế giới" vào năm 2021. Không chỉ đứng đầu về độ sâu, Xiaozhai Tiankeng còn là hố sụt lớn nhất trên thế giới với thể tích lên tới 130 triệu m3. Được phát hiện vào năm 1994, tên của hố này kết hợp từ hai từ: "Xiaozhai" (tên của một ngôi làng bị bỏ hoang gần đó) và "Tiankeng" (tạm dịch là hố trời).

Xiaozhai Tiankeng đã được Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) công nhận là

(TyGiaMoi.com) - Xiaozhai Tiankeng đã được Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) công nhận là "Hố sụt tự nhiên sâu nhất thế giới" vào năm 2021 (Ảnh: Sohu)

Trong nhiều thế kỷ, Xiaozhai Tiankeng vẫn ẩn mình với thế giới bên ngoài. Mặc dù người dân địa phương có thể đã biết về hố này từ lâu nhưng mãi đến khi một nhóm nhà thám hiểm người Anh tình cờ phát hiện ra vào năm 1994, nó mới được biết đến rộng rãi. Hố sụt này hình thành qua hàng triệu năm nhờ sự xói mòn liên tục từ các dòng sông ngầm hòa tan đá vôi, với các vách gần như thẳng đứng.

Hố sụt Xiaozhai Tiankeng 5
Khoảng 1.300 loài thực vật, bao gồm cây bạch quả và nhiều loài động vật quý hiếm như báo gấm và kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, đã được phát hiện tại đây (Ảnh: Coral Island Adventures)

(TyGiaMoi.com) - Khoảng 1.300 loài thực vật, bao gồm cây bạch quả và nhiều loài động vật quý hiếm như báo gấm và kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, đã được phát hiện tại đây (Ảnh: Coral Island Adventures)

Xiaozhai Tiankeng không chỉ là một hố sụt khổng lồ mà còn là một hệ sinh thái độc đáo. Với khí hậu đặc biệt, điều kiện thời tiết riêng biệt và cảnh quan thực vật phong phú, khu vực này tạo nên một môi trường sống đa dạng. Khoảng 1.300 loài thực vật, bao gồm cây bạch quả và nhiều loài động vật quý hiếm như báo gấm và kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, đã được phát hiện tại đây. Do vị trí hẻo lánh, nhiều loài thực vật và động vật trong Xiaozhai Tiankeng chưa từng được ghi nhận ở bất kỳ nơi nào khác, làm cho chúng trở thành những khám phá khoa học quý giá.

(Ảnh: Sohu)

(TyGiaMoi.com) - (Ảnh: Sohu)

Năm 2007, hố sụt Xiaozhai Tiankeng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giớ (Ảnh: Internet)

(TyGiaMoi.com) - Năm 2007, hố sụt Xiaozhai Tiankeng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giớ (Ảnh: Internet)

Xiaozhai Tiankeng không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ mà còn bởi giá trị khoa học của nó. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về các kỳ quan địa chất đặc biệt.

Năm 2007, hố sụt Xiaozhai Tiankeng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Việc bảo tồn và nâng cao giá trị của di sản này là trách nhiệm chung của toàn cộng đồng. Khi tham quan, du khách cần tuân thủ các quy định an toàn và ý thức bảo vệ môi trường, góp phần duy trì vẻ đẹp nguyên sơ của hố sụt.

Tổng hợp

>> Siêu công trình thủy lợi hơn 2.200 năm tuổi: Là kiệt tác kỹ thuật trị thủy, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Việt Nam chính thức có thêm Di sản địa chất quốc tế

Vịnh di sản của Việt Nam sắp hạn chế giao thông đường thủy, phục vụ ‘siêu’ lễ hội Vượt sóng Hạ Long 2024

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ben-trong-ho-sut-600m-sau-nhat-the-gioi-voi-the-tich-len-toi-130-trieu-m3-la-noi-sinh-song-cua-hon-1300-loai-dong-vat-d131577.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Bên trong hố sụt 600m sâu nhất thế giới với thể tích lên tới 130 triệu m3, là nơi sinh sống của hơn 1.300 loại động vật
    POWERED BY ONECMS & INTECH