Kho báu 1.600 tấn vàng vẫn chìm sâu dưới đáy hồ Baikal hơn 100 năm nay, chuyên gia đưa ra 3 lí do.
Vào năm 1917, cuộc nội chiến ở Đế quốc Nga đã chia rẽ dân chúng giữa Bạch vệ - những người ủng hộ chế độ Nga hoàng và Hồng quân - những người ủng hộ chế độ mới. Trong bối cảnh lo lắng, kho dự trữ vàng của Sa Hoàng Nicholas II được chuyển từ trung tâm thủ đô đến Siberia. Tuy nhiên, trên đường đi qua hồ Baikal, một bi kịch xảy ra khi kho báu  này bị 'chìm sâu' dưới đáy hồ sau khi bị truy đuổi.
Kể từ đó, câu chuyện về kho vàng mất tích này vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp. Mặc dù có những nỗ lực tìm kiếm vàng, nhưng tính xác thực của câu chuyện vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Điều gì đã xảy ra thực sự với kho vàng này? Tại sao đến nay vẫn chưa có ai dám trục vớt số vàng đó?
Thực tế, đã có rất nhiều người 'nhòm ngó' đến số tài sản 'khổng lồ' này, tuy nhiên, cuối cùng đều đã bỏ cuộc. Các chuyên gia cho rằng, không phải họ không muốn trục vớt mà là không dám thực hiện bởi nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là liên quan đến vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của hồ Baikal. Theo các chuyên gia, hồ này có diện tích bề mặt rộng lớn lên đến 31.700 km2, xếp thứ 7 trên thế giới. Điểm sâu nhất của hồ này có thể đạt đến 1.700m và dung tích tổng cộng vượt quá 2,36 tỷ mét khối. Ngoài ra, vị trí của hồ Baikal nằm ở điểm giao nhau của các vành đai địa chấn, nơi thường xuyên xảy ra các trận động đất mạnh, tạo ra những khó khăn và nguy hiểm không ít cho các hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm.
Thứ hai, hàng loạt thách thức trên là nguyên nhân làm trở ngại cho các nỗ lực trục vớt, đó là cần sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến để tham gia vào việc dò tìm và khai thác vàng. Hơn nữa, khi câu chuyện về 1.600 tấn vàng vẫn là một ẩn số, việc tìm kiếm vàng dưới lòng hồ Baikal trở thành một thương vụ có vẻ "có ăn cả ngã về không". Do đó, hiếm có ai dám đánh cược tiền bạc và sức lực của mình vào một thương vụ có khả năng thành công gần như bằng 0 như vậy.
Thứ ba, hồ Baikal không chỉ rộng lớn mà còn là nơi sinh sống của một lượng lớn sinh vật thủy sinh quý hiếm và có giá trị nghiên cứu khoa học đáng kinh ngạc. Việc dò tìm và trục vớt vàng chắc chắn sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống của những sinh vật này, và từ đó ảnh hưởng đến cả chuỗi sinh học tự nhiên. Vì vậy, các hành động được coi là đe dọa đến hồ Baikal và sinh vật sống ở đây đã bị chính quyền Nga ngăn chặn.
Có lẽ một ngày nào đó với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, cuối cùng sự thật đằng sau kho báu khổng lồ này cũng sẽ được đưa ra ánh sáng.
Hồ Baikal, nằm ở phía đông Siberia của Nga, là một trong những hồ nước ngọt sâu và lâu đời nhất thế giới. Theo giới khoa học, Baikal được hình thành từ khoảng 30 triệu năm trước. Trái ngược với số phận của nhiều hồ nước khác, thường "bùn hóa" hoặc biến thành đầm lầy sau khoảng 10.000 - 14.000 năm, Baikal vẫn tồn tại nguyên vẹn, là một điều khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ.