Tiền huy động được từ lô trái phiếu này BIM Land dùng để đầu tư vào Dự án Centara.
Thông tin bắt đầu từ việc đầu tháng 10/2022 vừa qua thông tin trên trang chủ của CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) cho biết CTCP Du lịch Thành Thành Công thực hiện lấy ý kiến trái chủ về việc giải chấp một phần tài sản đảm bảo hiện đang đảm bảo cho trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được đảm bảo bằng tài sản, đáo hạn năm 2025 với mệnh giá 500 tỷ đồng phát hành ngày 4/1/2022.
Thông tin xin giải chấp bớt tài sản đảm bảo tuy không quá hiếm hoi, nhưng cũng không thường xuyên xuất hiện trên thị trường tài chính.
Trước đó tháng 7/2022 Chứng khoán Kỹ Thương cũng công bố thông tin liên quan đến việc giải chấp tài sản đảm bảo của CTCP Bất động sản BIM (BIM Land).
Theo đó, BIM Land lấy ý kiến trái chủ để giải chấp 1 phần tài sản đảm bảo cho trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được đảm bảo bằng tài sản, đáo hạn vào năm 2024, phát hành tháng 12/2020.
Lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng của BIM Land
Thông tin cho biết tháng 12/2020 BIM Land chào bán thành công lô trái phiếu BIMB2023001 trị giá 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào tháng 12/2023. Trái phiếu có lãi suất 10%/năm đầu tiên và 12%/năm các năm tiếp theo.
Tiền huy động được từ đợt bán trái phiếu sẽ dùng để đầu tư vào Dự án Centara qua hình thức hợp tác kinh doanh hoặc một hình thức khác. Lô trái phiếu này được 1 công ty chứng khoán ôm trọn.
Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là 6 quyền sử dụng đất với các thửa đất tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Giá trị tài sản được định giá bởi CTCP Thẩm định giá Hoa Mặt Trời.
Lô trái phiếu này do Chứng khoán Kỹ Thương bảo lãnh phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, đăng ký và quản lý chuyển nhượng. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam là đơn vị nhận tài sản đảm bảo.
Thông tin về nguyên nhân giải chấp bớt tài sản đảm bảo, BIM Land giải thích: Để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán trên, BIM Land thế chấp cho tổ chức nhận tài sản đảm bảo 6 quyền sử dụng đất tại Hùng Thắng Hạ Long.
Công ty cho biết tài sản trên ngoài đảm bảo cho nghĩa vụ của 1.000 tỷ đồng trái phiếu, còn đảm bảo cho khoản vay theo hạn mức tín dụng 1 hợp đồng khác ngày 30/12/2020. Tuy nhiên theo công băn ngày 12/7/2022 của Techcombank thì tính đến hiện tại dư nợ tín dụng của SyrenaVệt Nam đã bằng 0, do vậy tài sản đảm bảo chia sẻ nghĩa vụ bảo lãnh phát hành của khoản nợ đó không cần.
Do vậy BIM Land trình đề xuất được giải chấp 3 phần tài sản đảm bảo là 3 quyền sử dụng đất CB 324936, CB 838316, CM 015756. Tổng giá trị định giá của 3 tài sản xin giải chấp này là 432 tỷ đồng.
Nhìn từ góc nhìn định giá tài sản đảm bảo, thì các lô đất do BIM Land thế chấp tại ngân hàng đều được định giá khá cao. Lô giá trị thấp nhất cũng trên 50,2 triệu đồng/m2. Còn lô có giá trị cao nhất gần 98 triệu đồng/m2. Những lô đất còn lại có giá trị khoảng 60 đến 75 triệu đồng trên mỗi m2.
Phường Hùng Thắng - nơi toạ lạc của 6 quyền sử dụng đất mà BIM Land mang đi thế chấp có giá khá đắt đỏ. Các thông tin rao bán trên các trang bất động sản cũng không hiếm các lô có giá cả trăm triệu đồng/m2 - tuy vậy đó là những lô được giới thiệu là lô góc, vị trí đắc địa. Còn phần lớn còn lại đều có giá dưới 50 triệu đồng/m2. Số lô có giá rao bán trên 50 triệu đồng/m2 không quá hiếm nhưng cũng không nhiều.
Phát Đạt (PDR): Từ khoản lãi nghìn tỷ từ bán con đến mối liên hệ với Danh Khôi Holdings 
Công ty thành viên Tập đoàn BIM Group lỗ hơn 300 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024 
Một thành viên BIM Group báo lãi chạm đáy 5 năm, nợ phải trả đạt gần 22.000 tỷ đồng