Hé lộ hệ sinh thái khủng phía sau Syrena – doanh nghiệp bị nêu tên nợ thuế 187 tỷ đồng
Phía sau Syrena Việt Nam là ông chủ của một hệ sinh thái "khủng" gồm cả mảng bất động sản, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, hàng tiêu dùng...
Cục thuế tỉnh Quảng Ninh vừa công bố danh sách những doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn tỉnh. Có 611 doanh nghiệp đang nợ đọng thuế, trong đó nợ nhiều nhất là Công ty TNHH Quan Minh với số dư nợ thuế, phí đến 346 tỷ đồng. Quan Minh được biết đến là chủ đầu tư dự án Ocean Park Vân Đồn.
Đứng ngay sau Quan Minh về chúa chổm nợ thuế là CTCP Đầu tư phát triển Syrena Việt Nam với số dư nợ thuế 187,9 tỷ đồng. Đáng chú ý, phía sau ông chủ của Syrena là một hệ sinh thái khủng với nhiểu mảng kinh doanh bao gồm bất động sản, năng lượng tái tạo, hàng tiêu dùng, nông nghiệp...
Khủng vậy sao vẫn để Syrena nợ thuế?
Hệ sinh thái khủng phía sau Syrena
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Syrena Việt Nam thành lập tháng 10/2011 do ông Đoàn Quốc Huy, sinh năm 1984, làm Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật.
Năm 2013 công ty thay đổi nhân sự, ông Đoàn Quốc Việt, sinh năm 1955, là Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật. Ông Đoàn Quốc Huy vẫn là người đại diện khác của công ty.
Tháng 10/2021 công ty thay đổi đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều lệ điều chỉnh tăng từ gần 2.312 tỷ đồng lên gần 3.312 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 1.000 tỷ đồng.
Tháng 7/2021 công ty tiếp tục có cập nhật về nhân sự, bà Đoàn Thị Thanh Mai, sinh năm 1982, làm Tổng Giám đốc. Cũng thời gian đó công ty tăng vốn điều lệ từ gần 3.312 tỷ đồng lên 5.412 tỷ đồng – tương ứng tăng thêm 2.100 tỷ đồng.
“Những người họ Đoàn” tại Syrena Việt Nam là ông Đoàn Quốc Huy hay Đoàn Quốc Việt, đều là những người cùng nhà với một hệ sinh thái khổng lồ phía sau.
Ông Đoàn Quốc Huy ngoài Syrena Việt Nam, còn là người đại diện tại loạt các doanh nghiệp khác như CTCP Thanh Xuân, CTCP Năng lượng tái tạo BIM, Công ty TNHH BIM Kiên Giang, CTCP Green Town Việt Nam…
CTCP Thanh Xuân thành lập tháng 4/2003 do bà Đoàn Thị Xuân Thanh, sinh năm 1959, làm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Công ty có vốn điều lệ 60 tỷ đồng. Danh sách cổ đông sáng lập gồm 8 người, trong đó bà Đoàn Thị Xuân Thanh góp 43,5%; ông Trần Hoài Bắc góp 39%...
Tháng 5/2016 công ty tăng vốn điều lệ gấp đôi lên 120 tỷ đồng và lên thành 150 tỷ đồng vào 2018. Tháng 3/2021 công ty cập nhật thông tin bà Đoàn Thị Thanh Mai lên làm Tổng giám đốc.
Mới đây, tháng 2/2022 công ty tăng vốn “khủng” từ 150 tỷ đồng lên 1.210 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp 8 lần. Nửa năm sau ngày tăng vốn khủng, tháng 10/2022 ông Đoàn Quốc Huy lên làm Chủ tịch HĐQT. Những cổ đông sáng lập, cổ đông góp vốn của CTCP Thanh Xuân chủ yếu người họ Đoàn.
CTCP Green Tower thành lập tháng 9/2020, ban đầu do bà Phạm Quỳnh Trang, sinh năm 1982, làm Tổng giám đốc, vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập có CTCP Xây dựng Sông Hồng (45%), còn lại là 3 cá nhân. Tháng 12/2020 công ty tăng vốn lên 110 tỷ đồng; cổ đông lớn Xây dựng Sông Hồng góp 64% vốn điều lệ.
Tháng 2/2021 bà Đoàn Thị Thanh Mai về làm Tổng giám đốc. Công ty liên tục tăng vốn nhẹ. Đến tháng 3/2022 bất ngờ tăng vốn khủng từ gần 270 tỷ đồng lên gần 1.330 tỷ đồng.
CTCP Năng lượng tái tạo BIM (BIM Energy) thành lập tháng 9/2017 do ông Đoàn Quốc Huy làm Tổng giám đốc, vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Công ty có 3 cổ đông sáng lập là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (94,33%); CTCP Muối Cà Ná Ninh Thuận và ôg Đoàn Quốc Huy.
Thông tin cập nhật mới nhất tháng 1/2021 thì vốn điều lệ công ty đạt gần 353 tỷ đồng, và AC Energy góp 49%vốn; cả Muối Cà Ná Ninh Thuận và Sản xuất Hạ Long đều không còn giữ vốn.
BIM Energy là một trong những thành viên của Tập đoàn BIM Group.
Còn ở mảng bất động sản của BIM Group, CTCP Bất động sản BIM cũng do ông Đoàn Quốc Huy làm Tổng giám đốc.
Về dự án, BIM Energy đã khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời. Còn năm 2021 BIM Group khởi công nhà máy điện gió BIM.
Bất động sản BIM (BIM Land) nổi danh trên thị trường trái phiếu với những lô trái phiếu khủng.
Mới đây ngày 21/8/2023 BIM Land phát hành thành công lô trái phiếu BIMCH233001 trị giá 2.333 tỷ đồng. Lô trái phiếy này đáo hạn vào 15/7/2030 và sẽ được mua lại theo từng đợt. Đợt mua đầu tiên vào tháng 1/2025 với tỷ lệ mua lại 20%. Các đợt mua lại kéo dài đến tháng 7/2030.
Trước đó tháng 12/2020 Bất động sản BIM phát hành lô trái phiếu BIMB2023001 trị giá 1.000 tỷ đồng, đáo hạn vào tháng 12/2023 tới đây. Lô trái phiếu này huy động nhằm tăng quy mô vốn hoạt động và để đầu tư vào dự án Centara thông qua hình thức hợp tác kinh doanh.
Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất với 06 thửa đất tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, thuộc sở hữu của BIM Hạ Long, được thẩm định giá bởi CTCP Thẩm định giá Hoa Mặt Trời. Công ty cũng cho biết một phần hoặc toàn bộ tài sản đảm bảo được dùng để đảm bảo cho một số nghĩa vụ thanh toán khác…. Lô trái phiếu này do 1 công ty chứng khoán duy nhất ôm trọn.
Về tình hình kinh doanh, BIM Land mới đây báo cáo nửa đầu năm 2023 lãi sau thuế 810 tỷ đồng. Quy mô vốn chủ sở hữu đạt 7.430 tỷ đồng. Nợ phải trả lên đến trên 19.200 tỷ đồng, gấp 2,59 lần vốn chủ sở hữu.
Trước đó Bất động sản BIM cũng ghi nhận lãi sau thuế cả năm 2022 đạt 1.745 tỷ đồng còn năm 2021 lãi sau thuế 2.068 tỷ đồng.
Tập đoàn BIM (BIM Group) thành lập tháng 7/2018, vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng do ông Đoàn Quốc Việt làm chủ tịch Hội đồng thành viên. Cơ cấu sở hữu gồm ông Đoàn Quốc Việt góp 88,34% và bà Khổng Thị Hiền góp phần còn lại.
Tháng 7/2018 BIM Group tăng vốn điều lệ lên 3.150 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông có thêm 2 nhân vật Đoàn Quốc Huy và Đoàn Thị Mai Thanh.
Những giao dịch đảm bảo tại nước ngoài
Đáng chú ý nhất trong hệ sinh thái này là các giao dịch thế chấp phần lớn đều với các nhà băng nước ngoài.
- Bà Đoàn Thị Thanh Mai: Mới đây tháng 7/2023 mang 2.904 cổ phần phổ thông của CTCP Thanh Xuân đi đảm bảo tại International Finance Corporattion (Washington, Hoa Kỳ).
- Ông Đoàn Quốc Huy: Ngoài những giao dịch thế chấp đứng tên cùng các đơn vị khác, bản thân ông Đoàn Quốc Huy cũng có nhiều giao dịch đảm bảo với tài sản đảm bảo là cổ phần của các doanh nghiệp như cổ phần phổ thông của CTCP Bất động sản Hùng Thắng, cổ phần của Syrena Việt Nam…
- Ông Đoàn Quốc Huy, Công ty TNHH Tập đoàn BIM và CTCP Muối Cà ná Ninh Thuận cùng AC Energy Vietnam Investments Pte.Ltd từ 2018 cũng đã có giao dịch thế chấp với Rizal Commercial Banking Corporation Trust and Investments Group, bên vay là CTCP Năng lượng tái tạo BIM.
- Ông Đoàn Quốc Huy đứng tên cùng CTCP Tập đoàn năng lượng BIM và AC Energy Vietnam Investments Pte.Ltd có giao dịch thế chấp cũng tại Rizal mà tài sản thế chấp là cổ phần Năng lượng BIM, cổ phần AC Energy…
- Ông Đoàn Quốc Huy còn cùng bà Nguyễn Thị Thu Hương thế chấp tài sản tại BIDV, tài sản thế chấp là phần vốn góp của bà Thu Hương và ông Đoàn Quốc Huy tại CTCP Syrena Hùng Thắng.
- Ông Đoàn Quốc Việt cũng có nhiều giao dịch đồng thế chấp với AC Energy, Năng lượng BIM và có thêm CTCP Sản xuất và chế biến muối BIM. Bên nhận đảm bảo là Rizal như ở trên. Tài sản đảm bảo của các hợp đồng khác nhau cũng có điểm khác nhau. Trong đó có tài sản là cổ phần các loại.
- Ngoài ra ông Đoàn Quốc Việt và bà Khổng Thị Hiền cũng có giao dịch đảm bảo cá nhân với BIDV, tài sản đảm bảo là phần vốn góp của ông Việt và bà Hiền tại CTCP Syrena Hùng Thắng.
CTCP Syrena Hùng Thắng thành lập tháng 2/2012, do ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật.
Syrena Hùng Thắng mới đây tháng 8/2023 phát sinh giao dịch đảm bảo, tài sản đảm bảo là quyền khai thác và quản lý dự án Khu căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp H5 tại Khu đô thị Hùng Thắng.
Nhắc tới bà Khổng Thị Hiền - bà Hiền đứng tên người đại diện theo pháp luật của CTCP Syrena công ty hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, dịch vụ lưu trú. Syrena là chủ đầu tư dự án Khách sạn - khu căn hộ cao cấp Syrena. Ngoai ra bà Hiền còn đứng tên nhiều doanh nghiệp khác.
Một doanh nghiệp nợ thuế gấp rưỡi vốn điều lệ lên 346 tỷ đồng, từng đâm đơn khởi kiện MB
Cục thuế Quảng Ninh công khai danh sách hơn 500 doanh nghiệp nợ thuế  
Hai doanh nghiệp trong hệ sinh thái BIM Group vừa phát hành 2.900 tỷ đồng trái phiếu