Để nâng loại đô thị Tân Uyên đạt tiêu chí loại II năm 2023, chính quyền địa phương tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng
Là đầu mối giao thương quan trọng của tỉnh Bình Dương, Tân Uyên có vị trí trung tâm nối liền các TP Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An cùng mạng lưới liên kết vùng hoàn thiện đến TP. HCM, Biên Hòa qua các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, Quốc lộ 13, ĐT 743, ĐT 746.
Đặc biệt, để nâng loại đô thị Tân Uyên đạt tiêu chí loại II năm 2023, chính quyền địa phương đã và đang triển khai hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng như nâng cấp đường ĐT 747B với lộ giới quy hoạch từ 42m - 74m, đường ĐT 746 lộ giới từ 35,5m - 42m. Đồng thời, xúc tiến đầu tư một loạt dự án giao thông trọng điểm, nổi bật là đại lộ Uyên Hưng - Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Tân Uyên…
Cùng với đó, các tuyến giao thông đối nội quan trọng, kết nối các trục đường chính đô thị và các khu phố như đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV13 cũng được chính quyền Tân Uyên đầu tư quy hoạch mở rộng lộ giới lên 28m.
Đáng chú ý, các dự án Vành đai 3, Vành Đai 4 khởi động đã mở ra cơ hội tăng cường kết nối kinh tế, giao thương cho đô thị Tân Uyên - hạt nhân trong quy hoạch phát triển thành phố thông minh của tỉnh.
Theo chuyên gia, đường Vành Đai không chỉ đẩy nhanh khả năng kết nối liên vùng, chạy qua cảng biển, sân bay, KCN lớn mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch, các khu đô thị hiện đại dọc tuyến.
Đại diện tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho Bình Dương được chủ động đầu tư các đoạn còn lại của dự án đường cao tốc Vành đai 3, 4 TP HCM từ nguồn vốn hỗn hợp để tỉnh tập trung đầu tư hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh trong năm 2024.
Tỉnh giàu nhất Việt Nam ‘rục rịch’ làm tổ hợp giáo dục hơn 500 tỷ đồng 
Huyện trẻ tuổi thuộc tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ phân chia rạch ròi 3 phân vùng kinh tế