Bất động sản

Chỉ 3 tháng nữa, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ xóa tên 5 TP trực thuộc trên bản đồ hành chính

Hải Đăng 14/04/2025 22:00

Tỉnh này dự kiến sẽ "nói lời chia tay" với 5 thành phố trực thuộc - được ví như "những cánh tay nối dài" sau ngày 1/7/2025 theo Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Sau khi tiến hành sửa đổi xong Hiếp pháp, 696 đơn vị hành chính dự kiến sẽ dừng hoạt động từ ngày 1/7/2025. Trong số đó có 85 thành phố thuộc tỉnh và 2 TP thuộc TP trực thuộc Trung ương.

Đáng nói trong đó, tỉnh Bình Dương và Quảng Ninh hiện nay đang là 2 tỉnh sở hữu thành phố trực thuộc nhiều nhất cả nước với 5 thành phố trực thuộc.

Nếu Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được thông qua, chỉ còn 3 tháng nữa, 5 thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương sẽ bị "gạch tên" khỏi bản đồ hành chính.

Bình Dương từ lâu đã được xem là mô hình tiêu biểu cho tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa vượt bậc tại Việt Nam. Không chỉ lọt nhóm các tỉnh, thành có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, trở thành địa phương giàu nhất cả nước, tỉnh này còn gây ấn tượng cùng với tỉnh Quảng Ninh khi sở hữu cùng lúc 5 thành phố trực thuộc tỉnh, gồm: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên và Bến Cát.

Điều này không chỉ phản ánh quy mô dân số đông, mật độ phát triển dày đặc, mà còn cho thấy tham vọng mở rộng không gian đô thị, phân bổ lại trung tâm kinh tế - hành chính và thúc đẩy liên kết vùng một cách chủ động. Tuy nhiên, chính hệ thống hành chính "đặc thù" này cũng sẽ là một trong những đối tượng chịu tác động mạnh nhất khi cải cách thể chế bước vào giai đoạn hiện thực hóa.

> > Chỉ 3 tháng nữa, dự kiến sẽ xóa bỏ cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP quy hoạch đỉnh bậc nhất Việt Nam

Chỉ 3 tháng nữa, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ xóa tên 5 TP trực thuộc trên bản đồ hành chính- Ảnh 1.
Tỉnh Bình Dương hiện đang là một trong 2 tỉnh cùng với Quảng Ninh, sở hữu nhiều TP trực thuộc nhất Việt Nam. Ảnh: Internet

Thủ Dầu Một – "trái tim hành chính" của tỉnh, hiện có hơn 348.000 người trên diện tích 118,67km2. Đây là trung tâm chính trị – văn hóa lâu đời, nơi đặt trụ sở Tỉnh ủy, UBND và cũng là điểm đầu trong quá trình đô thị hóa hiện đại hóa của Bình Dương.

Dĩ An là TP nằm tiếp giáp TP. HCM, được ví như "cửa ngõ phía Đông" với 463.000 dân, diện tích 60,05km2. Đây cũng là nơi tập trung dân cư đông đúc bậc nhất, Dĩ An sở hữu các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và Metro Bến Thành – Suối Tiên (giai đoạn 2 kéo dài vào Dĩ An trong tương lai).

Thuận An hiện đang là thành phố đông dân nhất tỉnh với gần 619.000 người trên 83,71km2, phát triển mạnh mẽ cả về công nghiệp lẫn dịch vụ thương mại. Đây là địa phương hội tụ nhiều khu đô thị mới và chuỗi bán lẻ hiện đại như Aeon Mall, Lotte Mart…

Tân Uyên lên thành phố từ 2023 và là "cực công nghiệp" mới nổi với 466.000 dân, diện tích 191,76km2. Tân Uyên sở hữu nhiều khu công nghiệp chiến lược như Nam Tân Uyên, VSIP II.

Chỉ 3 tháng nữa, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ xóa tên 5 TP trực thuộc trên bản đồ hành chính- Ảnh 2.
Bình Dương là tỉnh giàu nhất Việt Nam. Ảnh: Internet

Bến Cát "cất cánh" lên thành phố vào đầu 2024, đang phát triển nhanh chóng về cả công nghiệp và hạ tầng. Với 234,35km2 và 364.000 dân, Bến Cát là nơi đặt trụ sở nhiều tập đoàn lớn, đóng vai trò "cầu nối" giữa Bình Dương với Tây Ninh và Bình Phước.

Tổng cộng, 5 thành phố này chiếm tới 60% dân số toàn tỉnh, đóng góp đáng kể vào GRDP hơn 460.000 tỷ đồng của Bình Dương (năm 2023).

Theo lý giải từ Trung ương, việc xóa bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, tránh chồng chéo và nâng cao hiệu quả điều hành trong bối cảnh chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp (tỉnh và xã). Các đơn vị hành chính cấp thành phố, thị xã, quận, huyện – vốn thuộc cấp huyện sẽ không còn tư cách pháp lý độc lập.

Tuy nhiên, với các đô thị như Dĩ An hay Thuận An vốn đã hình thành đầy đủ các thiết chế hạ tầng đô thị cấp thành phố – câu hỏi đặt ra là: Việc mất đi "tên gọi hành chính" liệu có ảnh hưởng đến quyền tự chủ ngân sách, khả năng hoạch định quy hoạch vùng hay định danh trong thu hút đầu tư?

Trong thực tiễn, điều này phụ thuộc lớn vào việc xây dựng thể chế đi kèm. Nếu tổ chức hành chính mới đảm bảo tinh gọn nhưng vẫn phân quyền hợp lý và giữ nguyên các quyền điều phối đầu tư, quản lý đô thị thì bản chất phát triển của các khu vực này sẽ không bị gián đoạn thậm chí có thể còn linh hoạt hơn.

Bình Dương hiện đang bước vào một "cuộc đại phẫu" về hành chính khi 5 thành phố – những "cánh tay nối dài" của tỉnh trong hơn một thập kỷ tăng trưởng thần tốc có thể sẽ không còn hiện diện như những cái tên hành chính độc lập trên bản đồ. Nhưng điều đó không có nghĩa là các đô thị ấy sẽ bị "xóa vai trò".

Ngược lại, nếu được tái cấu trúc tốt về quy hoạch, ngân sách, hạ tầng và thể chế, thì chính những địa phương từng mang danh "thành phố trực thuộc tỉnh" này sẽ tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt Bình Dương trong chặng đường phát triển tiếp theo với nhiều kỳ vọng tươi sáng.

Theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2024 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng là những địa phương khác nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành có quy mô GRDP lớn nhất cả nước. Bình Dương đạt 520.205 tỷ đồng nhờ lợi thế từ hệ thống khu công nghiệp hiện đại, thu hút nhiều dự án công nghệ cao.

> > Sáp nhập tỉnh thành: Địa phương ở Tây Nguyên dự kiến sẽ là tỉnh rộng nhất Việt Nam

Sáp nhập tỉnh thành: Địa phương thuộc Đồng bằng sông Hồng dự kiến sẽ là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam

Thực hư chuyện đặt trung tâm hành chính ở Bắc Ninh sau khi dự kiến sáp nhập với Bắc Giang?

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/chi-3-thang-nua-tinh-giau-nhat-viet-nam-du-kien-se-xoa-ten-5-tp-truc-thuoc-tren-ban-do-hanh-chinh-202250414171607597.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Chỉ 3 tháng nữa, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ xóa tên 5 TP trực thuộc trên bản đồ hành chính
    POWERED BY ONECMS & INTECH