Sáp nhập tỉnh thành: Địa phương thuộc Đồng bằng sông Hồng dự kiến sẽ là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam
Dự kiến sau khi sáp nhập, tỉnh mới có diện tích 2.514,8km2 và trở thành tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu). Theo đó, cả nước sẽ còn lại 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong số này, có 11 tỉnh, thành phố giữ nguyên hiện trạng, 23 tỉnh, thành mới sẽ được hình thành từ các phương án sáp nhập.

Theo phương án dự kiến, sẽ hợp nhất tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên; trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên. Hiện, tỉnh Hưng Yên hiện có diện tích 930,2km2, tỉnh Thái Bình hiện tại có diện tích 1.584,6km2. Khi sáp nhập, tỉnh mới có diện tích 2.514,8km2 và trở thành tỉnh nhỏ nhất Việt Nam.
Hiện, tỉnh nhỏ nhất Việt Nam là tỉnh Bắc Ninh với diện tích 822,70km2.

Việc sáp nhập hai tỉnh sẽ tạo ra một đơn vị hành chính lớn mạnh hơn, giúp tập trung nguồn lực tài chính, nhân lực và cơ sở vật chất để đầu tư vào các dự án trọng điểm. Việc loại bỏ sự trùng lặp trong bộ máy hành chính sẽ giảm thiểu chi phí hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Ngoài ra, việc sáp nhập hai địa phương nằm cạnh nhau, cùng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và tương đồng về diện tích sẽ tạo ra một hành lang kinh tế mạnh mẽ, kết nối các tỉnh ven biển với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Việc phát triển hệ thống giao thông đồng bộ sẽ giúp tăng cường sự liên kết giữa các địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.
Thực hư chuyện đặt trung tâm hành chính ở Bắc Ninh sau khi dự kiến sáp nhập với Bắc Giang?
Bộ Nội vụ đề xuất tiêu chí đặt tên xã sau khi sáp nhập hành chính