Bất động sản

Nếu 3 tỉnh này ‘về chung một nhà’, tỉnh mới sẽ vượt Nghệ An trở thành tỉnh rộng nhất Việt Nam

Chi Chi 14/04/2025 19:00

Dự kiến sau khi sáp nhập, tỉnh mới có diện tích 24.102km2 và trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.

Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu). Theo đó, cả nước sẽ còn lại 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong số này, có 11 tỉnh, thành phố giữ nguyên hiện trạng, 23 tỉnh, thành mới sẽ được hình thành từ các phương án sáp nhập .

Sáp nhập tỉnh thành: Địa phương ở Tây Nguyên dự kiến sẽ là tỉnh rộng nhất Việt Nam- Ảnh 1.
Cả nước dự kiến chỉ còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ảnh: Internet

Trong danh sách sáp nhập tỉnh thành, ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ hợp thành một tỉnh mới mang tên Lâm Đồng, với trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

> > Dự án cao tốc hơn 20.400 tỷ do liên danh Vingroup - Techcombank đầu tư sẽ khởi công dịp lễ đặc biệt của cả nước

Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của tỉnh mới sẽ lên tới 24.101km2, vượt qua Nghệ An để trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước. Cụ thể, Lâm Đồng hiện có diện tích 9.773,6km2, Đắk Nông là 6.515,6km2 và Bình Thuận là 7.812,8km2.

Sáp nhập tỉnh thành: Địa phương ở Tây Nguyên dự kiến sẽ là tỉnh rộng nhất Việt Nam- Ảnh 2.
Một góc TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Internet

Việc hợp nhất không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy hành chính mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội mang tính đột phá cho toàn vùng. Tỉnh mới sẽ có vị trí địa lý đặc biệt khi trải dài từ cao nguyên Lâm Viên – Di Linh đến vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ, tạo thành một dải kết nối liên vùng từ Tây Nguyên đến Biển Đông. Đây là lợi thế lớn để mở rộng không gian phát triển và quy hoạch vùng liên hoàn, tận dụng được cả tiềm năng nội địa lẫn vị trí cửa ngõ giao thương.

Sự kết nối giữa ba vùng sinh thái đặc thù – cao nguyên, trung du và duyên hải sẽ giúp đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, từ công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo đến dịch vụ cảng biển, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển - núi. Hạ tầng giao thông liên kết giữa ba tỉnh cũng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các trục quốc lộ, đường sắt và các dự án kết nối sân bay Liên Khương với các cảng biển Phan Thiết, Vĩnh Tân. Điều này không chỉ rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa mà còn thúc đẩy giao thương nội vùng và liên vùng.

> > Siêu sân bay của Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa vào khai thác

Thực hư chuyện đặt trung tâm hành chính ở Bắc Ninh sau khi dự kiến sáp nhập với Bắc Giang?

Nếu sáp nhập, TP. HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có kết nối phong phú: Loạt dự án nghìn tỷ đang triển khai

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/sap-nhap-tinh-thanh-dia-phuong-o-tay-nguyen-du-kien-se-la-tinh-rong-nhat-viet-nam-202250414162219875.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nếu 3 tỉnh này ‘về chung một nhà’, tỉnh mới sẽ vượt Nghệ An trở thành tỉnh rộng nhất Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH