Bỏ lương cơ sở nên thay đổi tính trợ cấp thế nào?
Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đề xuất các quy định hiện hành về chế độ, trợ cấp gắn với mức lương cơ sở, thay đổi theo hướng quy định bằng số tiền mặt.
Liên quan đến tác động của việc không còn mức lương cơ sở khi thực hiện cải cách tiền lương  từ 1/7 tới theo Nghị quyết số 27 của Trung ương, dự thảo Luật BHXH sửa đổi kèm theo Tờ trình số 527 của Chính phủ đã đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành về chế độ, trợ cấp gắn với mức lương cơ sở theo hướng quy định bằng số tiền mặt cụ thể (bằng với mức tuyệt đối được tính trên mức lương cơ sở hiện hành).
Đồng thời, quy định các mức này được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, đề xuất này dựa trên việc tới đây khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 Trung ương sẽ không còn mức lương cơ sở; không gây xáo trộn về mức hưởng so với quy định hiện hành; thuận lợi trong quá trình thực hiện chính sách BHXH.
Trong trường hợp cần thiết không quy định theo số tiền tuyệt đối thì phải sử dụng một căn cứ khác thay thế cho mức lương cơ sở.
Liên quan đến việc xử lý mối quan hệ giữa thực hiện cải cách chính sách tiền lương và một số quy định trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất phương án kèm theo các đánh giá tác động gửi Bộ Nội vụ tổng hợp chung.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tổng hợp ý kiến, hoàn thiện văn bản báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị về các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới; tác động khi cải cách tiền lương đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, chính sách BHXH trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Theo quy định tại Luật BHXH năm 2014, các khoản trợ cấp đang tính theo mức lương cơ sở, gồm có: Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi đau ốm một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Thực tế chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Do vậy, khi cải cách tiền lương, chính sách lương mới ra đời sẽ góp phần giải quyết được tình trạng phụ cấp là phần mềm lương là phần chính, nhưng có ngành nghề phần thu nhập “mềm” lớn hơn phần chính khi có đến 70 - 80% là phụ cấp mà lương chính chỉ có 20-30%, làm cho tiền lương không còn nhiều ý nghĩa.
Khi cải cách tiền lương nhà nước đã gộp phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm và gọi chung chỉ là phụ cấp theo nghề và được áp dụng với tất cả công chức, viên chức và những nghề có yếu tố lao động nặng nhọc cao hơn bình thường như: Giáo dục, y tế, toà án, kiểm soát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm… Các phụ cấp này sẽ nằm trong phụ cấp ưu đãi và theo nghề.
>> Cấp thiết cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức; nâng phụ cấp kế toán trường học