Bộ Tài chính nói gì về việc đánh thuế sử dụng nhiều nhà ở, đất bỏ hoang?
Bộ Tài Chính cho biết đang tiến hành nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, đồng thời xác định những vướng mắc khi triển khai thi hành các chính sách thuế có liên quan đến bất động sản.
Trước ý kiến cho rằng việc đánh thuế bất động sản  (BĐS) đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất ở thời điểm này chưa phù hợp khi cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thời điểm cũng như cách thức đánh thuế nhằm tránh gây sốc, dẫn đến việc bán tháo ồ ạt trên thị trường, Bộ Tài chính đã chia sẻ cụ thể.
Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng pháp luật hiện hành đã quy định BĐS bao gồm: Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng, tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính cho rằng việc nghiên cứu chính sách thu thuế đối với nhà ở nói chung và sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng sẽ góp phần làm minh bạch thị trường BĐS. Ảnh: Internet |
Trong vai trò thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sở hữu và sử dụng BĐS, Nhà nước đã ban hành các khoản thu có liên quan đến BĐS phát sinh trong 3 giai đoạn gồm: Xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ), sử dụng BĐS (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp), tuy nhiên hiện nay chưa thu đối với nhà trong quá trình sử dụng BĐS và chuyển BĐS (thuế TNDN, thuế TNCN, thuế VAT).
>> Tỉnh đông dân nhất Việt Nam sắp có khu dân cư hơn 330 tỷ, quy mô 1.280 người
Theo Bộ Tài chính, để cụ thể hóa các chủ trương và định hướng được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý đất đai, cần triển khai các giải pháp phù hợp với điều kiện và bối cảnh Việt Nam.
Một trong những giải pháp đó là nghiên cứu chính sách thu thuế đối với nhà ở nói chung và sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng.
Theo báo VnExpress, Bộ cũng đang xem xét sửa đổi chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản với mục đích đáp ứng yêu cầu mới và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Những điều chỉnh này không chỉ khuyến khích sử dụng nhà, đất hiệu quả, tiết kiệm mà còn góp phần hạn chế đầu cơ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, ổn định và bền vững.
Hiện nay, thực hiện theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 5/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang:
Xác định các vướng mắc trong thực hiện chính sách thuế liên quan đến bất động sản,
đặc biệt với các trường hợp như sử dụng nhiều diện tích đất, nhà ở, đất bỏ hoang, hoặc đất giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng.
Kết quả nghiên cứu sẽ được Bộ báo cáo các cấp có thẩm quyền tại thời điểm thích hợp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thông lệ quốc tế và tính thống nhất của hệ thống thuế tại Việt Nam.
Bộ Tài chính nhấn mạnh: "Việc cải cách chính sách thuế liên quan đến bất động sản sẽ được thực hiện đồng bộ trong tổng thể Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt", theo Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp.
Liên quan đến chính sách thuế TNCN, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 12738/BTC-CST ngày 22/11/2024, lấy ý kiến rộng rãi từ các tổ chức và cá nhân liên quan về việc xây dựng dự án Luật Thuế TNCN mới, thay thế Luật hiện hành. Trong đó, nội dung nghiên cứu sửa đổi bao gồm cả chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tổng hợp ý kiến, rà soát và đánh giá toàn diện Luật Thuế TNCN. Kết quả này sẽ được trình lên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, nhằm xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng luật, đảm bảo phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
>> Thủ tướng Chính phủ 'chốt' thời gian phải hoàn thành giai đoạn 1 dự án sân bay quốc tế Long Thành
28 lô đất tại vùng ven Hà Nội sắp 'lên sàn' đấu giá, khởi điểm chỉ từ 10 triệu đồng/m2 
Thêm một ‘ông lớn’ Hàn Quốc sẵn lòng hỗ trợ Việt Nam xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam