Theo các chuyên gia, sự sụp đổ của Evergrande đã làm phức tạp thêm quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc.
Sự sụp đổ của lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán Trung Quốc cùng với nền kinh tế trì trệ của nước này đã khiến nhiều chuyên gia đưa ra một số so sánh với cuộc khủng hoảng năm 2008 ở Mỹ.
Vài tuần trước, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Evergrande  đã nhận được lệnh thanh lý từ tòa án Hồng Kông, buộc phải bán tài sản để trả khoản nợ trị giá 300 tỷ USD của công ty.
"Gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Evergrande đã nhận được lệnh thanh lý từ tòa án Hồng Kông, buộc phải bán tài sản để trả khoản nợ trị giá 300 tỷ USD của công ty |
Nhiều người không khỏi nghi vấn rằng sự sụp đổ của Evergrande liệu có phải là "khoảnh khắc Lehman ” của Trung Quốc hay không?
Theo một tổ chức nghiên cứu, câu trả lời là không, tuy nhiên nó sẽ gây trở ngại nghiêm trọng cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.
Zongyuan Zoe Liu, chuyên gia của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết: “Sự phá sản của Evergrande không phải là khoảnh khắc Lehman của Trung Quốc. Đồng thời, sự sụp đổ của nó sẽ khó có thể ngay lập tức gây ra sự lây lan trên toàn bộ hệ thống tài chính của Trung Quốc”.
Trở lại năm 2008, Lehman Brothers (ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ lúc đó với 25.000 nhân viên khắp thế giới), bị bóp nghẹt bởi cuộc khủng hoảng tín dụng, đã nộp đơn xin phá sản với khoản nợ 613 tỷ USD. Sự sụt giảm mạnh mẽ này là đỉnh điểm của vụ sụp đổ thế chấp dưới chuẩn, gây ra những làn sóng chấn động khắp nền kinh tế Mỹ.
Ông Liu nhận định, những gì đã xảy ra với Lehman không hẳn là những gì đã xảy ra với Evergrande.
Ông cho hay: Lehman thất bại vì hoạt động cho vay rầm rộ, được tạo điều kiện thuận lợi bởi việc lạm dụng các sản phẩm kỹ thuật tài chính mới, cũng như việc chấp nhận rủi ro quá mức mà không quản lý rủi ro đầy đủ”.
“Không giống như Lehman, tình trạng mất khả năng thanh toán của Evergrande là do vay nợ quá mức và lạm dụng đòn bẩy chứ không phải do chứng khoán hóa quá mức.”
Ngoài ra, các khoản cho vay của Evergrande chỉ chiếm 0,2% tổng số khoản cho vay của các tổ chức tài chính, Liu giải thích. Nợ doanh nghiệp của công ty chỉ chiếm 0,04% thị trường trái phiếu trong nước của Trung Quốc.
Nhưng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc có thể dễ dàng thoát khỏi suy thoái kinh tế. Các chủ nợ của Evergrande bao gồm người mua nhà và các công ty trong chuỗi cung ứng phát triển bất động sản - ví dụ như các công ty xây dựng, nhà sản xuất thiết bị và công ty trang trí nhà cửa. Vì vậy, sự sụp đổ của Evergrande ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc  có thể kéo dài.
Ông Liu viết: “Sự phá sản của Evergrande mang đến một cú sốc niềm tin tiêu cực khác cho các hộ gia đình Trung Quốc và có khả năng khiến nhiều người mua nhà tiềm năng phải đắn đo về việc mua nhà”. "Việc khôi phục niềm tin cần có thời gian. Trong khi đó, niềm tin thấp sẽ làm suy yếu tăng trưởng nhu cầu thị trường nhà ở, kéo theo toàn bộ thị trường bất động sản rộng lớn hơn - lĩnh vực vốn chiếm gần 30% nền kinh tế Trung Quốc."
>> 'Bom nợ' Evergrande chính thức sụp đổ, khoản nợ hơn 300 tỷ USD khó có thể thu hồi