Nền kinh tế số 1 thế giới chứng kiến tài sản hộ gia đình năm 2023 tăng vọt lên mức cao lịch sử nhờ đầu tư vào một loại tài sản.
Người Mỹ chứng kiến tài sản hộ gia đình năm ngoái tăng vọt lên mức cao lịch sử nhờ đợt tăng giá cổ phiếu đang diễn ra.
Theo dữ liệu do Cục Dự trữ Liên bang (Fed) công bố ngày 7/3, tổng giá trị tài sản ròng hàng năm của các hộ gia đình Mỹ trong năm 2023 lên mức cao kỷ lục 156,2 nghìn tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Fed cho biết, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình tăng lên chủ yếu là từ sự gia tăng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, cụ thể là với mức tăng 4,7 nghìn tỷ USD trong quý 4. Trong khi đó, giá trị bất động sản giảm 0,4 nghìn tỷ USD.
Tổng giá trị của tất cả cổ phiếu do người Mỹ sở hữu đã tăng từ mức 39,7 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022 lên 47,5 nghìn tỷ USD.
>> Nắm giữ 1.000 tấn vàng, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ vẫn tiếp tục báo lỗ năm 2023 
Các hộ gia đình Mỹ và tổ chức phi lợi nhuận đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, chứng khoán nợ và các tài sản khác |
Chỉ riêng quý 4, tài sản của người Mỹ tăng vọt 4,8 nghìn tỷ USD. Đây là giai đoạn thị trường tăng điểm, các nhà đầu tư bắt đầu kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ.
>> 'Bất ngờ' trước quốc gia có tỷ lệ nợ hộ gia đình đến 91,6%, chạm mức cao nhất Đông Nam Á 
Ngân hàng Trung ương cũng cho biết, nợ hộ gia đình quý 4 tăng 2,4%, do tín dụng tiêu dùng tăng 3,3% và nợ thế chấp tăng 2,1%.
Đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ kéo dài sang năm 2024. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 8%. Mức tăng này được thúc đẩy bởi sự phấn khích của nhà đầu tư đối với trí tuệ nhân tạo, đặc biệt sau kết quả kinh doanh tích cực trong quý 4 của Nvidia. Cùng với đó, các thị trường vẫn tiếp tục hy vọng Fed sẽ sớm hạ lãi suất.
Chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục khác vào ngày 7/3, khi Chủ tịch Fed Jerome Powell nhắc lại lập trường Ngân hàng Trung ương đang hướng tới nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay.
>> Chàng trai hạnh phúc đến mất ngủ vì 'đột nhiên' trúng giải độc đắc cao kỷ lục