Cầm lương hưu gần 500 triệu về quê an hưởng tuổi già, 1 năm sau hối hận vì thực tế chua xót
Những tưởng sẽ được tận hưởng cuộc sống an nhiên, tự tại ở quê nhà, nhưng chỉ một thời gian sau cặp vợ chồng già liền vỡ mộng.
Dù sống nhiều năm ở thành phố, nhiều người luôn cảm thấy mình rất khác những người hàng xóm xung quanh, cùng một tòa nhà nhưng khi gặp mặt lại không có lý do gì để chào hỏi. Ở nông thôn thì khác, hàng xóm láng giềng ai gặp cũng có chuyện làm quà, vui vẻ như người một nhà, chưa kể không khí trong lành hơn sẽ tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khi con người đến một độ tuổi nhất định, họ luôn nghĩ đến việc "lá rụng về vườn", về với cội nguồn để nghỉ hưu.
Tuy nhiên, thực tế và tưởng tượng lại rất khác nhau. Không ít người đã phải vỡ mộng, hối hận trước suy nghĩ về quê dưỡng già. Chẳng hạn như mới đây, tâm sự của cặp vợ chồng 63 tuổi, người Trung Quốc trên diễn đàn Aboluowang đang thu hút đông đảo bàn luận về chủ đề: Vỡ mộng với lý tưởng về quê sống thanh cảnh, an nhàn.
Cụ thể, người đàn ông trung niên 63 tuổi cho biết, ông và vợ đều đã về hưu. Lương hữu của 2 vợ chồng cộng lại là 15 vạn (gần 500 triệu đồng). So với nhiều người cùng tuổi, mức hưu trí thực sự ấn tượng. Trước khi nghỉ hưu, ông là kỹ sư cao cấp của một công ty nước ngoài, còn vợ là y sĩ tại 1 bệnh viện của thành phố.
Con cái của họ đã trưởng thành, lập gia đình, sống và làm việc ở Thượng Hải. Cháu trai, cháu gái đều đã đi học bán trú nên không cần ông bà chăm sóc. Muốn sống thanh cảnh, nhẹ nhàng sau ngần ấy năm làm việc chăm chỉ, cặp vợ chồng già quyết định về quê ở ngôi làng nhỏ phía bắc Giang Tây sinh sống. Với số lương hưu đáng mơ ước, họ có thể yên tâm an hưởng tuổi già.
Ngôi nhà ở quê là tài sản do bố mẹ họ để lại, đã cũ nhưng vẫn rất kiên cố và sạch sẽ. Nó khá đơn giản, mộc mạc với khoảng sân vườn rộng rãi. Họ có thể cùng nhau trồng rau, nuôi gà. Xung quanh còn có họ hàng, anh em sẽ chẳng sợ cô đơn.
Những tưởng sẽ được tận hưởng cuộc sống an nhiên, tự tại ở quê nhà, nhưng chỉ một thời gian sau cặp vợ chồng già liền vỡ mộng. Nguyên nhân là họ có tiền nhưng không thể tiêu, mức sống ở vùng quê hẻo lánh quá thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu tuổi đã cao của người già.
Người đàn ông cho biết, do đường vào làng còn chưa phát triển nên khó để có thể đặt giao hàng tại đây. Họ muốn rút tiền cũng không dễ dàng. Hễ đau lưng muốn đến bệnh viện khám thì phải vượt núi băng rừng. Mọi thứ trở nên khó khăn và rất bất tiện. Chưa đầy 1 năm về quê sống, cặp vợ chồng hưu trí đành vội vã bỏ quê ra phố vì không chịu được cảnh thiếu tiện nghi. Kế hoạch về cuộc sống thanh cảnh, "thần tiên" do đó cũng đổ bể.
Trở lại thành phố, cặp vợ chồng già cố gắng kết bạn với những người hàng xóm đã nghỉ hưu, thi thoảng đi chơi cờ với đồng nghiệp cũ, tham gia hội nhóm người cao tuổi. Có người hỏi họ trải nghiệm về quê dưỡng già, hai vợ chồng thẳng thắn nói: "Tôi thà ở thành phố trông cháu cho con trai còn hơn".
Về già mới biết, điều đáng sợ nhất không phải con cái bất hiếu mà là không làm được 4 thứ 
Lao động được về hưu trước 10 tuổi trong trường hợp nào? 
Sự thật đằng sau những ‘tour du lịch 0 đồng’: Cạm bẫy nguy hiểm nhắm vào người cao tuổi