Cán bộ mất việc do tinh giản ở TP.HCM sẽ không còn được hưởng chính sách hỗ trợ thêm?
Theo chương trình làm việc dự kiến, UBND TP.HCM đề xuất HĐND thành phố bãi bỏ toàn bộ Nghị quyết 01 về chế độ hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp tổ chức bộ máy do cơ sở pháp lý thực hiện hết hiệu lực.
Theo UBND thành phố đề xuất, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động TP.HCM mất việc do tinh giản bộ máy  sẽ không còn được hỗ trợ theo chính sách riêng.
Ngày 20/2, HĐND TP.HCM thông qua Nghị quyết 01, căn cứ Khoản 6 Điều 19 Nghị định 178 của Chính phủ, cho phép các địa phương căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Theo Nghị quyết 01, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở TP.HCM do sắp xếp, tinh gọn bộ máy mà mất việc thì ngoài chế độ được tính theo Nghị định 178 sẽ được thêm một khoản hỗ trợ từ thành phố.
Mức hỗ trợ thêm của thành phố tương đương gần 70% mức hỗ trợ của Nghị định 178. Theo tính toán của thành phố, có 7.159 nhân sự nhận hỗ trợ nên dự trù số tiền cần chuẩn bị hơn 17.000 tỷ đồng.
>>Bổ sung bốn nhóm được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi tinh giản bộ máy 
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Đến ngày 15/3, Chính phủ ban hành Nghị định 67 sửa đổi một số điều của Nghị định 178, trong đó bỏ Khoản 6 Điều 19.
Sở Nội vụ cho biết, cơ sở pháp lý để ban hành Nghị quyết 01 của HĐND TP.HCM đã bị bãi bỏ. Theo đó, các chế độ chính sách hỗ trợ thêm khi sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị phải dừng thực hiện.
Tuy nhiên, các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách hỗ trợ thêm trước ngày 15/3 vẫn sẽ được hưởng.
Mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch thi đua “Hành động trách nhiệm – Kết quả ấn tượng” thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy và biên chế tại TP.HCM  năm 2025.
Theo đó, thi đua sẽ được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ nay đến ngày 30/4. Giai đoạn này sẽ tập trung các giải pháp thực hiện hiệu quả sắp xếp tinh gọn bộ máy; triển khai đề án kiện toàn tổ chức bộ máy đảm bảo hiệu quả, khoa học, hợp lý, tránh chồng chéo theo đúng tiến độ; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình sắp xếp bộ máy.
Bên cạnh đó, rà soát, xây dựng tiêu chí phù hợp với đặc điểm tình hình, thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương; đánh giá, sàng lọc, lựa chọn người nghỉ hưu sớm, nghỉ thôi việc, cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ;...
Giai đoạn 2: Từ ngày 1/5 đến ngày 31/12. Sau khi có quyết định sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính thì các cơ quan, đơn vị ban hành đầy đủ các kế hoạch, chương trình công tác, kế hoạch cải cách hành chính, đảm bảo 100% nhiệm vụ hoàn thành đúng hạn.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, cần thực hiện hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính sau sắp xếp, tập trung vào 5 nội dung cụ thể là 100% hồ sơ thủ tục hành chính phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP.HCM và liên thông, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Chọn ít nhất 5 thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính (trong đó phải có ít nhất 2 thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính thường xuyên bị trễ hạn) để tiếp nhận và cam kết "không trả kết quả trễ hạn".
Xây dựng kế hoạch chi tiết giải quyết dứt điểm các thủ tục hành chính đang tồn đọng, đổi mới việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. Tỉ lệ phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính được tiếp nhận và xử lý đúng hạn đạt 100%.
>>Nghỉ việc năm 2025, người lao động được nhận 5 khoản tiền này 
Bỏ cấp huyện: Cán bộ cấp xã phải có trình độ, được đãi ngộ xứng đáng 
Chính quyền 2 cấp: Đề xuất điều cán bộ tỉnh, huyện xuống xã làm việc