Nửa đầu năm 2022, Vietnam Airlines báo lỗ ròng hơn 5.000 tỷ đồng. Trước đó, HVN cũng lỗ lần lượt gần 11.000 tỷ và gần 13.000 tỷ đồng trong năm 2020 và 2021 trong bối cảnh chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19.
Ngày 7/9/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã có thông báo lưu ý đến khả năng hủy niêm yết bắt buộc đối với hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN của Tổng CTCP Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (Mã HVN - HOSE).
Trong báo cáo hợp nhất soát xét bán niên 2022, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ ròng hơn 5.000 tỷ đồng trong khi lỗ lũy kế đến ngày 30/6/2022 là gần 29.000 tỷ đồng đồng thời vốn chủ sở hữu âm gần 4.900 tỷ đồng.
Trước đó, Vietnam Airlines cũng lỗ lần lượt gần 11.000 tỷ đồng và gần 13.000 tỷ đồng trong năm 2020 và 2021 trong bối cảnh chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19.
Đvt: Tỷ đồng
Theo đó, thông báo của HOSE nhấn mạnh về khả năng hủy niêm yết đối với cổ phiếu HVN nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 của hãng bay này tiếp tục là số âm hoặc vốn chủ sở hữu là số âm.
Trước đó, HOSE cũng cho biết sẽ giữ nguyên diện kiểm soát đổi với cổ phiếu HVN theo Quyết định số 359/QĐ-SGDHCM ngày 1/6/2022.
Hồi đầu năm 2022, cùng với HAG của CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cổ phiếu HVN cũng trở thành tâm điểm của dư luận với chủ đề hủy hay không hủy niêm yết trên HOSE sau năm tài chính 2021.
Theo đó, mã này chính thức thoát án án hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE sau khi báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 cho thấy mức lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2021 của tổng công ty này là 21.961 tỷ đồng - nhỏ hơn với vốn điều lệ (22.144 tỷ đồng).
Trước đó, để có thể chuyển vốn chủ sở hữu từ âm sang dương và "lách qua khe cửa hẹp" thoát "án" hủy niêm yết, Vietnam Airlines đã chuyển nhượng 35% vốn tại hãng hàng không Combodia Angkor Air.
Được biết trước chuyển nhượng, HVN sở hữu 49% cổ phần tại Cambodia Angkor Air. Việc chuyển nhượng 35% cổ phần tại Cambodia Angkor Air đã đem về 35 triệu USD cho HVN.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021, tuy xác nhận vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines là số dương nhưng kiểm toán viên cũng chỉ ra loạt vấn đề nghiêm trọng về tình hình tài chính của Vietnam Airlines như: Nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn tới 29.838 tỷ đồng; khoản phải trả quá hạn 15.779 tỷ đồng và dòng tiền kinh doanh hợp nhất âm 6.759 tỷ đồng.
Một số lưu ý của đơn vị kiểm toán thời điểm đó cũng tương tự như ý kiến tại báo cáo kiểm toán mới đây.
Cổ phiếu 'Anh trai vượt ngàn chông gai' giảm sàn trong ngày 'Lễ tặng quà' 
Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Tập đoàn Hoa Sen