Vietnam Airlines (HVN) tiếp tục bị nghi ngờ khả năng hoạt động, lương của ban lãnh đạo vẫn tăng gấp đôi

03-09-2022 13:11|Nhật Hà

Bán niên 2022, Vietnam Airlines (HVN) lỗ hơn 5.100 tỷ đồng, nâng mức lỗ lũy kế tại thời điểm 30/6/2022 lên đến 28.900 tỷ đồng.

Tổng CTCP Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (Mã chứng khoán: HVN) công bố BCTC soát xét bán niên 2022 đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam.

Trong báo cáo, Deloitte Việt Nam lưu ý, tại ngày 30/6/2022, nợ ngắn hạn của HVN vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 36.425 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 4.897 tỷ đồng và khoản phải trả quá hạn là 14.858 tỷ đồng.

Bán niên 2022, HVN ghi nhận doanh thu hơn 30.000 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn báo lỗ hơn 5.100 tỷ đồng do giá nhiên liệu tăng cao và nhiều đường bay quốc tế chưa được mở lại, song mức lỗ này đã cải thiện đáng kể so với cùng kỳ. Tại thời điểm 30/6/2022, lỗ lũy kế của HVN lên đến khoảng 28.900 tỷ đồng.

Đơn vị kiểm toán cho biết khả năng hoạt động liên tục của HVN sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê. Những điều kiện này, cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty.

Nhằm khắc phục tình hình tài chính hiện tại, HVN đã ký hợp đồng vay và được giải ngân 4.000 tỷ đồng, thời hạn trả nợ có thể kéo dài đến năm 2024. Đồng thời, công ty đang đàm phán thêm với các ngân hàng để có thêm hạn mức tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Kết quý II/2022,  tổng hạn mức HVN đã ký với các ngân hàng khoảng hơn 18.500 tỷ đồng, trong đó phần chưa sử dụng khoảng 10.300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng đang tìm kiếm các nguồn thu khác gồm thanh lý máy bay, động cơ máy bay và các khoản đầu tư tài chính. Hiện tại, HVN đã bán được 1 máy bay, bán quyền mua và thuê lại 1 động cơ máy bay, thanh lý khoản đầu tư vào Cambodia Air và thu về một phần số tiền hơn 860 tỷ đồng.

Ngoài ra, HVN cũng đàm phán để hủy nhận 4 máy bay Boeing B787 và Airbus A320. 5 máy bay mới cũng đang được thỏa thuận để nhận vào cuối năm 2022, 2023 thay vì 2020, 2021 như thỏa thuận ban đầu.

010922-hvn-5-3909-1662048310(1).png
Nguồn: HVN

Đáng chú ý, trong BCTC soát xét bán niên 2022, HVN đã công bố cụ thể tiền lương và thù lao của ban tổng giám đốc, HĐQT và BKS. 

Trước đó, tháng 7/2022, HVN cũng đã bị phạt 20 triệu đồng do trong báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán, công ty chưa thuyết minh chi tiết thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Ban Tổng giám đốc.

KQKD quý II/2022 của nhóm hàng không: Nhiều ông lớn vẫn "say đòn" COVID

Đình chỉ kiểm toán viên Deloitte liên quan vụ Ngân hàng SCB: Trách nhiệm ra sao?

Lộ diện Big4 kiểm toán tại Việt Nam lãi ‘khủng’ nhất, gần gấp 5 lần tổng 3 Big còn lại

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vietnam-airlines-hvn-tiep-tuc-bi-nghi-ngo-kha-nang-hoat-dong-luong-cua-ban-lanh-dao-van-tang-gap-doi-146968.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vietnam Airlines (HVN) tiếp tục bị nghi ngờ khả năng hoạt động, lương của ban lãnh đạo vẫn tăng gấp đôi
    POWERED BY ONECMS & INTECH