Cặp vợ chồng gửi 3,3 tỷ đồng tiền tiết kiệm vào ngân hàng, ít lâu sau phát hiện nợ hơn 5 tỷ: Ngân hàng không đồng ý đền bù, cảnh sát vào cuộc, 3 người liên quan bị bắt giữ
Vì đặt niềm tin sai người, cặp vợ chồng này nhận "cái kết đắng".
Câu chuyện về hai vợ chồng ông Zhai mất tài sản  khủng sau khi gửi vào ngân hàng khiến nhiều người bất ngờ. Cụ thể, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, một cặp vợ chồng đã gửi 950.000 NDT (tương đương 3,3 tỷ đồng), số tiền mà họ tích góp suốt nhiều năm, vào ngân hàng. Tuy nhiên, số tiền này bất ngờ "bốc hơi" và họ còn phải gánh thêm khoản nợ 1,5 triệu NDT (5,2 tỷ đồng) mà không rõ nguyên nhân. Khi được hỏi, ngân hàng tuyên bố rằng đây là "hành vi cá nhân của nhân viên" và không liên quan đến tổ chức. Vậy thực sự đã xảy ra chuyện gì?
Để mưu sinh, vợ chồng ông Zhai cùng các con chuyển đến Bắc Kinh lập nghiệp. Cuộc sống tại thành phố lớn không hề dễ dàng nhưng với số tiền tiết kiệm ít ỏi, hai vợ chồng quyết định khởi nghiệp bằng một cửa hàng kinh doanh nhỏ. Ngày qua ngày, họ chăm chỉ bán trái cây từ sáng sớm đến tối muộn. Nhờ sự nỗ lực không ngừng và tinh thần tiết kiệm, họ đã tích lũy được 3,3 tỷ đồng, số tiền mà cả hai luôn mơ ước. Để đảm bảo an toàn, vợ chồng ông Zhai quyết định gửi toàn bộ số tiền này vào ngân hàng. Một năm sau, khi hai con chuẩn bị bước vào trung học, họ quyết định mua một căn nhà ở Bắc Kinh để ổn định cuộc sống và giúp con cái có môi trường học tập tốt hơn.
Tuy nhiên, khi rút tiền để đặt cọc nhà, ông Zhai phát hiện ra rằng tài khoản của mình không hề có tiền. Ông còn cho rằng nhân viên ngân hàng đã nhầm lẫn khi báo rằng vợ chồng ông đang có khoản vay ngân hàng 5,2 tỷ đồng. Sau khi trò chuyện với vợ, ông Zhai khẳng định rằng chỉ có hai vợ chồng biết mật khẩu tài khoản ngân hàng. Cả hai đều không thực hiện bất kỳ giao dịch rút tiền hay cho vay nào. Sau khi suy xét kỹ lưỡng, ông tin chắc rằng số tiền của mình đã bị ai đó trong ngân hàng  chiếm đoạt.
Sau khi nói ra ý kiến của mình, ông Zhai không nhận được sự đồng tình từ phía ngân hàng. Vì không thể tự giải quyết, người đàn ông này quyết định nhờ cảnh sát vào cuộc. Khi cảnh sát đến ngân hàng, thái độ của các nhân viên lập tức thay đổi, trở nên hòa nhã hơn và họ tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ.
Qua quá trình điều tra, cảnh sát cuối cùng cũng phát hiện ra sự thật. Số tiền ông Zhai gửi vào ngân hàng đã bị chuyển đi theo từng đợt thông qua một tài khoản đứng tên Shi, sau đó được chuyển tiếp sang tài khoản của một người khác có tên Li.
Cảnh sát nhanh chóng mở cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Shi và Li và phát hiện ra rằng vợ của Shi từng là nhân viên ngân hàng nhưng đã xin nghỉ việc. Ngay sau đó, ba người liên quan bị bắt giữ. Tại hiện trường, họ đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Hóa ra, vợ của Shi chính là người trực tiếp xử lý khoản tiền tiết kiệm của ông Zhai vào ngày hôm đó. Nhận thấy số tiền lớn, cô đã kể lại sự việc cho chồng mình và kế hoạch chiếm đoạt số tiền này. Lợi dụng vị trí công việc và quyền truy cập nội bộ ngân hàng, vợ của Shi đã bí mật tắt chức năng thông báo giao dịch qua tin nhắn trên tài khoản của ông Zhai. Tiếp theo, cô dần dần chuyển tiền qua tài khoản của Shi, sau đó chuyển tiếp cho Li để che giấu dấu vết.
Sau khi sự việc sáng tỏ, ông Zhai muốn ngân hàng phải có trách nhiệm đền bù nhưng phía ngân hàng không đồng ý. Theo Điều 1191 của Bộ luật Dân sự (Trung Quốc), nếu người lao động gây thiệt hại cho người khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc công việc được giao, người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của bên bị thiệt hại và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với hành vi của nhân viên. Sau cùng, tòa án đã đưa ra phán quyết, ngân hàng phải có trách nhiệm trong việc làm mất tiền của vợ chồng ông Zhai.
Theo Toutiao
Gần 100 cảnh sát phá đường dây đánh bạc qua mạng quy mô 2.000 tỷ đồng 
100 cảnh sát vây bắt nhóm vận chuyển ma túy trang bị súng đạn ở Tây Ninh