Cầu vượt sông Hồng gần nghìn tỷ nối 2 'vựa lúa' miền Bắc sắp hợp long
Sau một thời gian vượt khó khăn do dịch bệnh, giá cả và khan hiếm về nguồn cung, cầu vượt sông Hồng nối 2 tỉnh là 'vựa lúa' của miền Bắc đã sẵn sàng hợp long.
Vượt lên khó khăn do dịch bệnh, giá cả và khan hiếm về nguồn cung nguyên vật liệu, đến nay công trình cầu sông Hồng, thuộc dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình về cơ bản đã hoàn thành các hạng mục kết cấu chính và sẵn sàng hợp long trong thời gian tới.
Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài trên 43km, có tổng mức đầu tư lên tới 4.000 tỷ đồng. Tuyến đường này có vai trò quan trọng kết nối khu kinh tế biển Thái Bình với các vùng kinh tế trọng điểm lân cận.
>> Tỉnh có khu kinh tế lâu đời nhất Việt Nam sắp có công viên 900 tỷ đồng 
Tính đến thời điểm hiện tại, các hạng mục kết cấu chính của cầu như: cọc khoan nhồi, mố, trụ cầu, dầm cầu... của 27/27 nhịp cầu đã hoàn thành, đạt khoảng 98% kế hoạch.
Tận dụng thời tiết thuận lợi, các đơn vị thi công đã triển khai thi công phần đường dẫn chân cầu, các hạng mục phụ trợ như lan can, hệ thống đèn điện chiếu sáng...
Cây cầu vượt sông Hồng nối 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định (nằm ở cuối đường ven biển Thái Bình và đầu đường ven biển Nam Định).
Cầu thuộc địa bàn xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy, Nam Định) và xã Nam Phú (huyện Tiền Hải, Thái Bình).
Cây cầu có tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, là dự án thành phần thuộc tuyến đường bộ ven biển Thái Bình. Cầu được thiết kế với chiều dài 1,4km với 27 nhịp, trong đó có 5 nhịp cầu chính và nhịp chính giữa sông vượt khẩu độ 120m.
Sau khi hoàn thành, cây cầu sẽ kết nối tỉnh Thái Bình và Nam Định, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách di chuyển, toàn bộ tuyến đường ven biển sẽ cũng kết nối vùng biển Nam Định với cảng Hải Phòng, cửa khẩu Quảng Ninh, thúc đẩy và khơi thông đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng Đồng bằng sông Hồng là "vựa lúa" lớn thứ 2 của cả nước (sau Đồng bằng sông Cửu Long); trong đó tỉnh Thái Bình và Nam Định được xem là 2 "vựa lúa" lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Ngọn núi huyền bí cao nhất Nam Bộ cán mốc 4 triệu lượt khách trong 7 tháng đầu năm 2024 
Lộ diện ‘tay to’ muốn làm dự án hơn 12.000 tỷ đồng tại nơi sẽ có tòa nhà cao nhất Việt Nam