Đại gia Đường 'bia' tham vọng lớn về dự án đường cao tốc công nghệ mới: Bộ Giao thông vận tải ra đánh giá
Đại gia Đường "bia" mong muốn kế hoạch về dự án đường cao tốc công nghệ mới sẽ giúp giảm một phần chi phí đầu tư các tuyến cao tốc cầu cạn, đường sắt đô thị trên cao thời gian tới.
Tháng 3 vừa qua tại Khu công nghiệp Tiên Sơn  (Bắc Ninh), Công ty TNHH Hòa Bình đã tổ chức lễ công bố quyền tác giả cho sản phẩm đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê-tông ly tâm V+, đường cao tốc chịu lực bằng cọc bê-tông ly tâm V+, khánh thành đường mẫu đường sắt trên cao và đường cao tốc trên cao. Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của 2 công trình trên được công nhận cho ông Nguyễn Hữu Đường (Đường "bia") - Chủ tịch của Công ty TNHH Hòa Bình.
Đường sắt trên cao đã lắp đường ray dài 100m, rộng 4,1m; đầu tàu dài 3,8m và toa tàu dài 11,5m, rộng 2,8m có thể chở 100 người, tốc độ 100 km/h đã được thi công xong, nghiệm thu và chạy thử tại nhà máy Đường Malt, Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh). Theo đại gia Đường "bia", đường sắt đô thị trên cao và đường cao tốc chịu lực bằng cọc bê-tông ly tâm V+ là các dự án tiết kiệm tài nguyên, chi phí tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Do vậy, công nghệ mới này sẽ giúp giảm một phần chi phí đầu tư các tuyến cao tốc cầu cạn, đường sắt đô thị trên cao thời gian tới.
>> Tỉnh đông dân nhất Việt Nam sắp có cầu vượt đường sắt thứ 4, quy mô vốn hơn 600 tỷ đồng 
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có đánh giá bước đầu về giải pháp công nghệ làm đường mới từ phía vị doanh nhân này. Theo đó, Bộ đánh giá cao việc Công ty TNHH Hòa Bình đã chủ động nghiên cứu, đề xuất sử dụng giải pháp cầu cạn cho các dự án xây dựng công trình giao thông. Đây là một giải pháp kỹ thuật đã được xây dựng thí điểm và thử nghiệm thực tế với quy mô nhỏ, đánh giá sơ bộ có nhiều ưu điểm như thi công nhanh, thân thiện với môi trường.
Chính vì thế, Bộ giao Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Công ty TNHH Hòa Bình để làm rõ các nội dung liên quan đến giải pháp do doanh nghiệp này đề xuất và xây dựng thí điểm về quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng; phương án thiết kế; công nghệ thi công; hiệu quả kinh tế; phạm vi áp dụng; các điều kiện để có thể sử dụng giải pháp này... Trên cơ sở đó, có thể xem xét áp dụng phương pháp này trong xây dựng công trình giao thông đường bộ.
>> Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được ‘ông lớn’ ngoại quốc nào sẵn sàng hợp tác phát triển?
Luật Đất đai gỡ khó cho những dự án giao thông 
Người tham gia giao thông sẽ phải trả bao nhiêu khi cao tốc Bắc - Nam bắt đầu thu phí?