Cây cầu cuối cùng nằm trên tuyến quốc lộ dài nhất Việt Nam là động lực của vùng cực Nam Tổ quốc
Cây cầu này là cây cầu cuối cùng trên tuyến Quốc lộ 1, thuộc tỉnh nằm ở cực Nam của Việt Nam, nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, là động lực phát triển của kinh tế vùng.
Cầu Năm Căn bắc qua sông Cửa Lớn, kết nối 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau; đây cũng là cây cầu cuối cùng trên tuyến Quốc lộ 1 , nối đường Hồ Chí Minh, đoạn từ thị trấn Năm Căn đến Đất Mũi.

Cây cầu  này không chỉ là một công trình kỹ thuật mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Cầu Năm Căn có chiều dài trên 800m, bề rộng 12m với tổng mức đầu tư gần 650 tỷ đồng và được thi công trong 18 tháng.

Với kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, cầu Năm Căn nhìn vô cùng vững chãi với độ bền vững cao.
Sau khi được xây dựng và hoàn thành, cầu Năm Căn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Mảnh đất tận cùng của tổ quốc này có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông là biển Đông, phía Tây và phía Nam là vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Bạc Liêu và Kiên Giang.
Quốc lộ 1, còn được biết đến với các tên gọi khác như Quốc lộ 1A, đường 1, đường cái quan, đường thiên lý hay đường xuyên Việt là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam.
Quốc lộ bắt đầu (Km0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2.482km.
Đây là tuyến đường quan trọng, huyết mạch hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM và Cần Thơ.
Nằm rất gần với Quốc lộ 1 huyết mạch là đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường sắt Bắc – Nam, cũng nối thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam.