Xã hội

Cây cầu nhìn ra tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam, là cửa ngõ chính để vào nội TP. HCM từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc

Mạnh Lân 25/12/2024 - 12:44

Đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn, có tổng chiều dài gần 1000m.

Cầu Sài Gòn không chỉ là một trong những công trình giao thông huyết mạch kết nối TP. HCM mà còn là biểu tượng đầy tính lịch sử và kiến trúc ấn tượng. Nằm bên sông Sài Gòn, cây cầu này đối diện với Landmark 81 - tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam, mang lại hình ảnh động lực phát triển đô thị đồng bộ.

Cầu Sài Gòn 1, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn, được thi công bởi công ty Johnson Drake and Piper từ tháng 11/1958 và hoàn thành vào ngày 28/6/1961. Cây cầu có chiều dài 986,12m, gồm 32 nhịp, trong đó 3 nhịp chính dài 267,45m. Đây là tuyến giao thông quản trọng nối quận Bình Thạnh với trung tâm TP. HCM.

Cây cầu nhìn ra tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam, là cửa ngõ chính để vào nội TP. HCM từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc - ảnh 1
Cầu Sài Gòn về đêm. Ảnh: Flickr

Cây cầu đã qua nhiều lần sửa chữa, đầu tiên vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được nâng cấp với kinh phí 54 triệu franc từ nguồn viện trợ Pháp, hoàn thành vào tháng 6/2000. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m, tải trọng được nâng lên 32 tấn, giúp đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng của thành phố.

Năm 2011, cây cầu tiếp tục được nâng cấp bởi Công ty Freyssinet Việt Nam, với các hạng mục gia cường bê tông, nhịp thép, gia cố khe co giãn, nhầm đáp ứng tiêu chuẩn HL-93.

Nhận thấy nhu cầu giao thông tăng nhanh ở cửa ngõ phía Đông Bắc TP. HCM, cầu Sài Gòn 2 đã được xây dựng song song với cầu Sài Gòn 1. Cả hai cầu đều được thiết kế cho phép các loại xe lưu thông với tốc độ 80km/giờ, chịu được động đất cấp 7 và có tải trọng cho phép xe siêu trường, siêu trọng lưu thông.

Cây cầu nhìn ra tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam, là cửa ngõ chính để vào nội TP. HCM từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc - ảnh 2
Cầu Sài Gòn 2 nằm song song với cầu Sài Gòn 1. Ảnh: Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Cầu có chiều dài hơn 987m, gồm 30 nhịp với kết cấu bê tông cốt thép. Cầu Sài Gòn 2 cũng được thiết kế với kiến trúc mỹ thuật tương ứng so với cầu Sài Gòn hiện hữu, đặc biệt các trụ cầu có kiểu dáng hình chữ Y như cầu hiện hữu nhằm bảo đảm mỹ quan đồng bộ.

Khởi công từ ngày 14/4/2012, cây cầu hoàn thành vào ngày 15/10/2013, trước tiến độ 3 tháng so với kế hoạch ban đầu, giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách.

Sau khi đưa vào hoạt động, cầu Sài Gòn 2 đã giải tỏa điểm nghẽn giao thông tại cửa ngõ quận Bình Thạnh, kết nối hiệu quả với các khu đô thị mới như Thủ Đức, khu đô thị Sala,...

Cây cầu nhìn ra tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam, là cửa ngõ chính để vào nội TP. HCM từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc - ảnh 3
Cầu Sài Gòn và tòa nhà chọc trời Landmark 81. Ảnh: Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Cầu Sài Gòn 1 và 2 không chỉ là những công trình giao thông quán trọng mà còn là biểu tượng phát triển đô thị và kiến trúc tại TP. HCM. Đối diện với Landmark 81, hình ảnh cầu Sài Gòn lung linh về đêm không chỉ thu hút người dân thành phố mà còn là điểm nhấn văn hóa du lịch.

Trong những năm gần đây, TP. HCM cũng đã chú trọng kiểm tra và bảo trì các cây cầu có tuổi đời cao để đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt trong mùa mưa bão. Cầu Sài Gòn, cùng với các cầu như Tân Thuận 1, Bình Triệu 1, nằm trong danh sách được kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho người dân.

>> Việt Nam có cây cầu nghìn tỷ nối liền hai di sản thế giới với kỷ lục nhịp đúc hẫng 150m

Cây cầu vượt biển 7km từng lập kỷ lục dài nhất Việt Nam sau sửa chữa

Độc lạ cây cầu kính ‘đi đến đâu, nứt đến đó’ treo lơ lửng ở độ cao gần 1.200m, thử thách không dành cho người yếu tim

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/cay-cau-nhin-ra-toa-nha-choc-troi-cao-nhat-viet-nam-la-cua-ngo-chinh-de-vao-noi-tp-hcm-tu-cac-tinh-mien-trung-va-mien-bac-133042.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cây cầu nhìn ra tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam, là cửa ngõ chính để vào nội TP. HCM từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc
    POWERED BY ONECMS & INTECH