Trần Thiên Kiều - đại gia sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ, giàu lên nhờ game online và ông từng được mệnh danh là "Bill Gates thứ 2".
Theo tạp chí uy tín của Mỹ “Land Report” đưa tin, tỷ phú  Trần Thiên Kiều (còn được biết đến là "Bill Gate" của xứ Trung) hiện đang sở hữu 198 nghìn mẫu (tương đương 79,2ha) đất ở bang Oregon, Mỹ. Trên thực tế, ngoài con số này, ông còn có gần 500 nghìn mẫu đất ở Ontario, Canada.
Trần Thiên Kiều và vợ |
Ông từng được mệnh danh là cha đỡ đầu của game online tại Trung Quốc và góp mặt trong danh sách những người giàu nhất xứ tỷ dân. Sau khi chuyển ra nước ngoài sinh sống, Trần Thiên Kiều lại trở thành trở thành tâm điểm bàn tán sôi nổi trên các phương tiện truyền thông trong năm nay khi được công bố là người Hoa giàu thứ 2 nước Mỹ và đứng thứ 82 trên bảng xếp hạng những “địa chủ” giàu có ở Mỹ.
Hồ sơ thuế của bang Oregon tháng 12 tiết lộ tên chủ sở hữu là Shanda Asset Management, cùng tên công ty cổ phần đặt trụ sở tại Singapore của ông Trần. Khu bất động sản này khiến ông Trần trở thành một trong những cá nhân nước ngoài sở hữu nhiều đất ở Mỹ nhất.
Chỉ có một gia đình Canada, sở hữu 1,2 triệu mẫu đất rừng ở Maine, sở hữu đất ở Mỹ nhiều hơn ông Trần.
Tỷ phú đi lên từ game online
Trần Thiên Kiều sinh năm 1973 tại Tân Xương, tỉnh Chiết Giang. Ông là một người tài năng, học tập chăm chỉ và tin rằng kiến thức có thể thay đổi vận mệnh. Năm 1990, Trần Thiên Kiều, 17 tuổi, được nhận vào Khoa Kinh tế của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải và hoàn thành khóa học 4 năm chỉ trong 3 năm. Năm 1995, Trần Thiên Kiều, mới 22 tuổi, đã là Thư ký Văn phòng Chủ tịch của Tập đoàn Lục Gia Chủy, một trong mười công ty bất động sản có giá niêm yết hàng đầu Trung Quốc.
Đối với giới trẻ ngày nay, Trần Thiên Kiều có thể tương đối xa lạ, nhưng những người thuộc thế hệ 9X ở Trung Quốc hầu như đều biết đến ông. Trần Thiên Kiều là cha đỡ đầu của trò chơi trực tuyến ở nước này. Ông đã tạo ra trò chơi trực tuyến của riêng mình và trở thành huyền thoại trong lĩnh vực Internet.
Trần Thiên Kiều được cấp trên công nhận tài năng và có ý định cho ông thăng chức, tuy nhiên, ông không chỉ từ chối lòng tốt của sếp mà còn chuyển việc sang một công ty chứng khoán vào năm 1998. Năm 1999, với sự hỗ trợ của vợ và người em trai yêu thích trò chơi trực tuyến, Trần Thiên Kiều đã đăng ký và thành lập "Công ty TNHH Viễn thông Thịnh Đại". Công ty thu hút được một lượng vốn đầu tư đáng kể và bắt đầu thăng tiến trong ngành Internet.
Năm 2001, Trần Thiên Kiều mua bản quyền tựa game “Truyền kỳ” của Hàn Quốc. Nhờ khả năng và tư duy của mình, ông có cơ hội hợp tác với nhiều ông lớn như Dell, Inspur hay China Telecom. Tháng 11 cùng năm, “Truyền kỳ” ra mắt và thu được lãi lớn.
Chỉ sau một năm, doanh thu từ tựa game này đã đạt tới 680 triệu tệ (khoảng 2,3 nghìn tỷ VND). Năm 2004, Trần Thiên Kiều lúc đó mới 31 tuổi đã được mệnh danh là “cha đỡ đầu” của ngành trò chơi điện tử tại Trung Quốc.
Mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng Trần Thiên Kiều nhận thấy môi trường dư luận mà ngành công nghiệp này mang đến có quá nhiều bất cập, đặc biệt là khi một số chuyên gia nhận định trò chơi điện tử là “thuốc phiện tinh thần” đầu độc giới trẻ.
Làm giàu từ chuyện "ngược đời"
Khi cả Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, lên cơn sốt game online, có những lúc Shanda - công ty của Trần Thiên Kiều được 2,5 triệu “game thủ” truy cập cùng một lúc.
Doanh thu của Shanda tăng gấp đôi qua từng năm. Cổ phiếu của Shanda trên sàn Nasdaq tăng gấp ba giá trị so với khi mới lên sàn.
Để có được điều kỳ diệu này, Trần Thiên Kiều đã làm một chuyện "ngược đời" về sở hữu bản quyền phần mềm. Thay vì bán bản quyền game, ông cho không. Người chơi lại phải trả tiền theo số giờ truy cập vào máy chủ (máy chủ) của Shanda để chơi trò chơi này. Chỉ phải trả 3 xu Mỹ một giờ, người chơi có thể đóng vai các nhân vật để tranh tài trực tiếp với nhau. Với 14.000 máy chủ, Shanda cho phép 5,9 triệu người chơi truy cập cùng một lúc.
Nhưng thế giới trò chơi điện tử cũng có những mặt trái của nó. Thế giới ảo đó, với rất nhiều bạo lực, đủ sức làm người chơi quên cả thế giới thật của mình.
Tỷ phú Trần Thiên Kiều |
Thậm chí có người còn trực tiếp chỉ trích đích danh công ty của Trần Thiên Kiều, cho rằng sự tha hóa của thanh thiếu niên Trung Quốc bắt đầu từ việc chơi game “Truyền kỳ”. Càng ngày càng có nhiều phản ứng tiêu cực, thậm chí Trần Thiên Kiều còn trở thành “tội đồ internet” khi bị nhiều chuyên gia giáo dục và phụ huynh chỉ trích.
Báo chí địa phương nhanh chóng gắn kết trò chơi trực tuyến với các hành động quá khích hoặc bạo lực. Một cậu bé 13 tuổi nhảy từ tầng lầu thứ 24 xuống đất để lại một mảnh giấy nói rằng mình muốn gia nhập nhóm với ba người bạn ảo. Một "game thủ" thành niên khác chỉ có thể đi theo con đường "ngoằn ngoèo" vì quá quen thuộc với cách tránh làn sóng trong trò chơi.
Trong hoàn cảnh phải đối mặt với dư luận và các đối thủ cạnh tranh bên ngoài, Trần Thiên Kiều dần dần rút khỏi ngành trò chơi điện tử, đồng thời khởi động một kế hoạch mới đã được chuẩn bị từ lâu mà ông gọi là “Internet Disney”.
Mong muốn của Trần Thiên Kiều là phát triển một mô hình giải trí có không gian hình hộp, tích hợp ba chức năng lướt Internet, chơi game và xem TV. Nhiều người trong ban lãnh đạo công ty không ủng hộ kế hoạch này nhưng Trần Thiên Kiều vẫn kiên quyết thực hiện.
Ông bỏ ra rất nhiều tiền để tuyển dụng các kỹ sư, liên tiếp đầu tư và cuối cùng đã phát triển được mô hình giải trí “hình hộp” của mình. Tuy nhiên vì chi phí sở hữu cho “chiếc hộp” này quá đắt đỏ, kỹ thuật lắp đặt và sử dụng cũng khó khăn nên nó không mang lại doanh thu cho công ty. Đây là một bước thụt lùi lớn trong sự nghiệp của Trần Thiên Kiều.
Tuy nhiên đến năm 2009, Trần Thiên Kiều gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí còn ngất xỉu khi đi máy bay. Bác sĩ kết luận ông mắc chứng rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu cấp tính. Năm 2012, Trần Thiên Kiều bắt đầu bán cổ phần công ty của mình và chuyển ra nước ngoài sinh sống.
Chuyển hướng đầu tư mới
Một thời gian sau đó, Trần Thiên Kiều như biến mất khỏi tầm mắt của truyền thông Trung Quốc. Năm 2023, ông một lần nữa được nhắc đến với danh xưng người Hoa Kiều giàu thứ 2 nước Mỹ. Bây giờ ông đã là nhà đầu tư kiêm người tiên phong đổi mới trong lĩnh vực y tế với tài sản ròng là 53 tỷ USD.
Ngay từ tháng 11/2016, Trần Thiên Kiều và vợ đã cùng nhau thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học Não bộ ở Hoa Kỳ và tiếp tục đầu tư số tiền khổng lồ vào nghiên cứu não bộ. Vào tháng 7/2023, Trần Thiên Kiều tuyên bố tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới Thượng Hải rằng ông sẽ bổ sung thêm 1 tỷ nhân dân tệ để thực hiện các thí nghiệm tiên tiến có liên quan và thúc đẩy nghiên cứu não bộ.
Cho đến nay, khoản đầu tư nghiên cứu về khoa học não bộ của Trần Thiên Kiều đã lên tới hàng chục tỷ USD.Trong tương lai, Trần Thiên Kiều có thể sẽ có những bước đi lớn trong lĩnh vực y tế, bởi vì với tư cách là một nhà đầu tư, ông luôn chú trọng nghiên cứu lĩnh vực kỹ thuật đời sống.