Chứng khoán

Chi 320 triệu đồng gom một cổ phiếu trước Tết, hơn 2 tháng sau mua được 7 chiếc VinFast VF3

Quốc Trung 17/02/2025 13:45

Bên cạnh yếu tố giá hàng hóa, cơ hội gia tăng xuất khẩu khoáng sản vào thị trường Mỹ cũng thúc đẩy dòng tiền đầu cơ đổ vào nhóm cổ phiếu này, tạo hiệu ứng lan tỏa đẩy giá nhiều mã tăng mạnh.

Thị trường chứng khoán đang chứng kiến làn sóng tăng giá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu khoáng sản, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác kim loại và khoáng chất quan trọng. Nguyên nhân chính đến từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, khi các lệnh áp thuế mới buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung thay thế, đẩy giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh.

Những mã cổ phiếu như MSR, KSV, BMC, HGM, MIC… đều ghi nhận mức tăng hai đến ba chữ số trong thời gian ngắn, phản ánh sự kỳ vọng vào biên lợi nhuận cải thiện khi giá quặng xuất khẩu tăng.

Bên cạnh yếu tố giá hàng hóa, cơ hội gia tăng xuất khẩu khoáng sản vào thị trường Mỹ cũng thúc đẩy dòng tiền đầu cơ đổ vào nhóm này, tạo hiệu ứng lan tỏa trên toàn ngành.

KSV – Cổ phiếu khoáng sản đắt đỏ nhất thị trường

Từ mức 47.100 đồng/cp cuối tháng 11/2024, chỉ sau 2,5 tháng, cổ phiếu KSV của Tổng CTCP Khoáng sản TKV (Vimico, HNX) đã tăng 550%, đạt 310.000 đồng/cp, trở thành một trong những cổ phiếu đắt đỏ nhất thị trường. Thị giá tăng 263.000 đồng/cp, giúp vốn hóa công ty tăng thêm 52.600 tỷ đồng, vượt 62.000 tỷ đồng (xấp xỉ 2,5 tỷ USD).

Một phép tính đơn giản: nếu nhà đầu tư bỏ ra 320 triệu đồng để mua 6.800 cổ phiếu KSV vào đầu tháng 12/2024 (tương đương giá một chiếc VinFast VF3 đã bao gồm PIN), chỉ sau 2,5 tháng, số cổ phiếu đó có giá trị bằng 7 chiếc VF3.

Chi 320 triệu đồng gom một cổ phiếu trước Tết, hơn 2 tháng sau mua được 7 chiếc VinFast VF3
Nguồn: VinFast

Khoáng sản TKV – "Ông lớn" ngành khai thác kim loại

Khoáng sản TKV là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), chuyên khai thác vàng, bạc, kẽm, đồng, nhôm….

Theo bản cáo bạch năm 2022, doanh nghiệp nắm giữ quyền khai thác tại hàng loạt mỏ lớn, gồm:

- Mỏ Đồng Sin Quyền (Lào Cai) – mỏ đồng lớn nhất Việt Nam

- Mỏ Kẽm - Chì Chợ Điền (Bắc Kạn)

- Mỏ Sắt Nà Rụa (Cao Bằng)

- Mỏ Chì - Kẽm Cúc Đường (Thái Nguyên)

Các mỏ này có trữ lượng tài nguyên dồi dào, với thời hạn khai thác kéo dài 10 - 20 năm. Một số mỏ thiếc, sắt, vàng, đất hiếm còn có thể khai thác trên 20 năm.

So với các doanh nghiệp cùng ngành, Vimico có khả năng chế biến sâu quy mô lớn, trong khi đa phần các đơn vị khác chỉ dừng ở mức sản xuất tinh quặng.

Đáng chú ý, Vimico là chủ đầu tư mỏ đất hiếm Đông Pao (Lai Châu), lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng hơn 11,3 triệu tấn, chiếm hơn 50% tổng trữ lượng đất hiếm cả nước.

Trong bối cảnh giá kim loại quý tăng cao, Khoáng sản TKV ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục. Doanh thu năm 2024 đạt 13.250 tỷ đồng, tăng 11% YoY; lợi nhuận ròng đạt 1.229 tỷ đồng, gấp 7,5 lần YoY. Đây đều là những con số cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh rõ ràng sự bùng nổ của ngành khoáng sản khi hưởng lợi từ căng thẳng thương mại và sự khan hiếm nguồn cung toàn cầu.

>> Công ty chuyên đào 'kho báu' thu 394 tỷ đồng/ngày, thị giá tăng vọt 380% vẫn 'đắt hàng'

Vingroup xác định việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa cho xe điện VinFast là chìa khóa để phát triển bền vững

Xe điện VinFast tiến sâu trên đất Mỹ, sắp ra mắt thêm hai mẫu giá cạnh tranh hơn cả Tesla

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chi-320-trieu-dong-gom-mot-co-phieu-truoc-tet-hon-2-thang-sau-mua-duoc-7-chiec-vinfast-vf3-276823.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Chi 320 triệu đồng gom một cổ phiếu trước Tết, hơn 2 tháng sau mua được 7 chiếc VinFast VF3
    POWERED BY ONECMS & INTECH