Chi phí dự phòng cản bước lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng tăng 41% so với đầu năm

05-03-2024 04:49|Minh Nguyệt

Theo CTCK ABS, nguồn thu chính và thu nhập ngoài lãi đã có nhiều sự phân hóa, khi có đến 12/28 ngân hàng giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và 1 ngân hàng báo lỗ.

Trên bản tin tiêu điểm ngành ngân hàng tuần 1 tháng 3/2024, Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) đã chỉ ra nhiều điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh và chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong quý 4 và cả năm 2023.

Chi phí dự phòng cản bước lợi nhuận ngành ngân hàng

Theo CTCK ABS, trong năm 2023, chi phí dự phòng đã cản bước lợi nhuận ngành ngân hàng. Cụ thể, nguồn thu chính và nguồn thu ngoài lãi đã có nhiều sự phân hóa, khi có đến 12/28 ngân hàng giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và 1 ngân hàng báo lỗ.

Thêm vào đó, các nhà băng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng chi phí dự phòng của 28 ngân hàng lên 123.980 tỷ đồng, tăng 3% so với năm trước. Trong đó, có 18 ngân hàng gia tăng trích lập dự phòng, làm “bào mòn” lợi nhuận. Kết quả, có 11 ngân hàng sụt giảm lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 và 1 ngân hàng báo lỗ.

Chi phí dự phòng cản bước lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng tăng 41% so với đầu năm
Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tại quý 4/2023

Nợ xấu lập đỉnh mới

Trong năm 2023, tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng đã lập đỉnh mới. Tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ tại 28 ngân hàng đã công bố BCTC là gần 10,06 triệu tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Đáng chú ý, so với đầu năm, tất cả các ngân hàng đều tăng trưởng tín dụng dương. Trong đó, tăng trưởng tín dụng mạnh nhất là MBBank (tăng 33% so với cùng kỳ), HDBank (tăng 30%), VPBank (tăng 29%) và Vietbank (tăng 27%).

Trong khi đó, tổng nợ xấu tại 28 ngân hàng ở thời điểm cuối năm 2023 là 194.994 tỷ đồng, tăng 41% so với thời điểm đầu năm. Ngoại trừ VBB có chất lượng nợ vay cải thiện, chuyên gia nhấn mạnh các ngân hàng còn lại đều có nợ xấu phình to, một số ngân hàng còn tăng bằng lần.

Về cơ cấu nợ xấu, nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng mạnh nhất, với 78%, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 30% và nợ dưới chuẩn (nhóm 3) tăng 27%...

>> Gia hạn Thông tư 02: ‘Giải toả áp lực cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể khiến nợ xấu phình to’

Đến 31/12/2023, có đến 22/28 NH tăng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay so với đầu năm. Tuy nhiên, chỉ có 5 nhà băng có tỷ lệ này vượt ngưỡng cho phép (3%), trong khi tại thời điểm cuối quý 3/2023, số lượng lên đến 9 ngân hàng.

>> Tín dụng tăng trưởng âm trong tháng 1/2024

Thu ngân sách 2 tháng đầu năm tăng 12,9%

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân tín dụng tăng trưởng âm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chi-phi-du-phong-can-buoc-loi-nhuan-no-xau-ngan-hang-tang-41-so-voi-dau-nam-225130.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Chi phí dự phòng cản bước lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng tăng 41% so với đầu năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH