'Chiến binh' mới của Huawei đáp trả đanh thép các lệnh trừng phạt từ Mỹ
Bất chấp các lệnh trừng phạt công nghệ từ Mỹ, Huawei đang cho thấy quyết tâm lớn trong việc giành lại vị thế trên thị trường smartphone toàn cầu.
Huawei đã vấp phải giai đoạn tăm tối khi lệnh trừng phạt từ Mỹ được áp đặt vào năm 2019, cắt đường tiếp cận các công nghệ chip hiện đại và hệ điều hành Android từ Google. Từ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực smartphone vào năm 2020, thị phần toàn cầu của Huawei đã lao dốc nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, gã khổng lồ này đang ấp ủ một chiến lược tái sinh ngoạn mục. Huawei tự tin tuyên bố rằng họ có thể tự chủ được quá trình phát triển công nghệ, không còn phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Mỹ.
Chip Kirin – “trái tim” trong chiến lược của Huawei – đã cho thấy những tiến bộ đáng kể. Dòng chip này được thiết kế bởi HiSilicon, công ty con của Huawei và sản xuất bởi SMIC – đối tác gia công chip Trung Quốc. Sau những bước khó khăn ban đầu, các chuyên gia tin rằng công nghệ thiết kế và năng suất sản xuất đã được cải thiện đáng kể.
Chip Kirin – “chiến binh” trong chiến lược của Huawei. Ảnh minh họa |
Những điện thoại trang bị chip Kirin, như Mate 60, Pura 70 và mới nhất là Mate X6, đã nhanh chóng chiếm được sự chú ý của người tiêu dùng vào cuối năm 2023. Mate X6 được đánh giá cao nhờ công nghệ gập và độ mượt mà khi xem video trong những điều kiện kết nối khó khăn như đường hầm hoặc thang máy.
Dù Kirin hiện đang ở tiến trình 7nm, kém hơn các đối thủ ở tiến trình 3nm, Huawei vẫn nỗ lực tăng cường hiệu suất qua tối ưu hóa phần mềm và công nghệ tự phát triển.
Trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào hệ điều hành Android, Huawei đã cho ra mắt HarmonyOS NEXT – hệ điều hành độc lập do họ tự phát triển. Tại Trung Quốc, HarmonyOS đang dần trở thành nền tảng chính cho smartphone Huawei, trong khi các thiết bị bán ở thị trường quốc tế vẫn sử dụng Android.
Huawei đang xem xét chuyển hoàn toàn sang HarmonyOS trong tương lai, nhấn mạnh sự tự chủ và bảo mật. HarmonyOS không chỉ là đặc trưng đối với người tiêu dùng Trung Quốc, mà còn được Huawei xem như bàn đạp để thách thức thị trường quốc tế.
Mate X6 và các sản phẩm khác đã được quảng bá tái nhiều quốc gia, từ Hà Nội, Dubai đến Kuala Lumpur. Với giá bán 1.999 Euro (hơn 52 triệu đồng) tại châu Âu, Mate X6 đánh dấu sự tự tin về chất lượng và công nghệ của Huawei trong phân khúc cao cấp.
Dù vẫn bị giới hạn bán hàng tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Brazil, Huawei đang mở rộng thị trường sang Trung Đông, Nam Mỹ và châu Âu, cực kỳ thu hút với các đối tác toàn cầu.
>>5 siêu phẩm smartphone 2024 khiến giới công nghệ ‘đứng ngồi không yên’