Sống

Chiến hạm hiện đại đầu tiên do Việt Nam thiết kế và đóng mới: Tầm trinh sát hơn 100km, radar có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc

Quỳnh Châu 14/01/2024 00:04

Đây là chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên được đóng mới trong nước theo dây chuyền chuyển giao công nghệ của Liên bang Nga.

Hiện nay, đa phần các tàu chiến mặt nước được trang bị tên lửa của Hải quân Việt Nam là tàu mua mới của nước ngoài hoặc đóng trong nước theo công nghệ và giấy phép được chuyển giao. Tuy nhiên ít ai biết rằng, ngay từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Hải quân Việt Nam ấp ủ một tham vọng lớn đó là tự chế tạo được tàu tên lửa tấn công nhanh.

Bằng việc mua bản vẽ sơ lược của phía Nga, ngành đóng tàu Việt Nam với sự giúp đỡ từ nước bạn đã bắt tay vào chế tạo chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh đầu tiên, gọi là dự án BPS-500. Con tàu được hạ thuỷ năm 1999 và được đưa vào biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam trong cùng năm.

Tàu 381 là chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên được đóng mới trong nước theo dây chuyền chuyển giao công nghệ của Liên bang Nga

(TyGiaMoi.com) - Tàu 381 là chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên được đóng mới trong nước theo dây chuyền chuyển giao công nghệ của Liên bang Nga

Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 30 ngày.

Hệ thống điện tử trên tàu có radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv ME có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km. Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc.

>> Tàu ngầm cấp chiến dịch đầu tiên của Hải quân Việt Nam, được ví như ‘hố đen’ bảo vệ biển đảo

Trang bị vũ khí trên tàu HQ-381

(TyGiaMoi.com) - Trang bị vũ khí trên tàu HQ-381

Về mặt hỏa lực, BPS-500 trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm. Nhìn chung cấu hình vũ khí của BPS-500 giống hệt tàu hộ tống Project 12418 Molniya, duy chỉ có số lượng đạn tên lửa Uran-E là thấp hơn.

Tuy nhiên, nhiều khả năng có thể là tàu BPS-500 khi đó đã gặp phải lỗi kỹ thuật nào đó hoặc nó không đáp ứng yêu cầu từ phía Việt Nam, cho nên dự án dường như đã hủy bỏ. Chỉ duy nhất một chiếc tàu BPS-500 được đóng và hiện còn phục vụ trong lực lượng Hải quân, mang số hiệu HQ-381.

Tàu 381 bắn đạn thật

(TyGiaMoi.com) - Tàu 381 bắn đạn thật

Ngày 12/10/2001, tại Quân cảng Căn cứ 696, Nhơn Trạch, Đồng Nai, Quân chủng Hải quân đã long trọng tổ chức lễ thượng cờ tàu 381, thuộc biên chế trong đội hình tàu mặt nước chiến đấu Quân chủng trước khi được điều chuyển về Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân.

Việc hoàn thành đóng mới tàu HQ-381 là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc làm chủ công nghệ đóng mới tàu chiến đấu; góp phần tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc phòng về phương tiện, vũ khí trang bị hiện đại cho Hải quân nhân dân Việt Nam.

Lễ chào cờ buổi sáng. Ảnh: Báo điện tử VOV

(TyGiaMoi.com) - Lễ chào cờ buổi sáng. Ảnh: Báo điện tử VOV

Trả lời Báo điện tử VOV hồi năm 2021, Trung tá, Quân nhân chuyên nghiệp Trần Văn Lộc, Tiểu đội trưởng tên lửa - một trong số những người gắn bó với tàu 381 suốt 20 năm qua vẫn không giấu được xúc động khi nhớ lại ngày mà cách đây 20 năm, anh cùng cán bộ, chiến sĩ khung đầu tiên tiếp nhận, vận hành con tàu rất hiện đại của Hải quân Việt Nam lúc đó.

"Khi con tàu đậu ở bến cảng Bạch Đằng (Xí nghiệp đóng tàu Ba Son), nhìn, ngắm con tàu hiện đài, sững sững mà mình sẽ tiếp nhận, khai thác vận hành, mỗi cán bộ, chiến sĩ chúng tôi đều cảm thấy hãnh diện và rất tự hào bởi đó là con tàu chiến đấu rất hiện đại, lớp tàu BPS-500, tàu tên lửa, khác hẳn với những lớp tàu hiện có trong biên chế của Hải quân nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ..."

Chiến sĩ gác phòng không trên tàu 381. Ảnh: Thanh Niên

(TyGiaMoi.com) - Chiến sĩ gác phòng không trên tàu 381. Ảnh: Thanh Niên

Hơn 22 năm qua, trên chặng đường đã đi qua, bên cạnh niềm vinh dự tự hào, các thế hệ cán bộ, thủy thủ tàu HQ-381 luôn xác định rõ trách nhiệm, xây dựng ý chí quyết tâm, nỗ lực làm chủ vũ khí trang bị, làm chủ con tàu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cũng như tham gia các hoạt động đối ngoại quốc phòng.

14 năm liên tục từ năm 2007-2020, tàu giữ vững danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, Chi bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen “Vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng Quân đội Nhân dân, củng cố quốc phòng từ năm 2009-2011, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”... Năm 2021, tàu HQ-381 vinh dự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.

>> Cảng quân sự ở Việt Nam từng là một trong những quân cảng nổi tiếng nhất thế giới, được ví như 'đồn phòng vệ của Thái Bình Dương' trong thời chiến, trở thành căn cứ địa quan trọng trong thời bình

Máy bay được trưng bày ở Bảo tàng Quân sự 2.500 tỷ sắp khánh thành

Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền tại Việt Nam: Là công trình kiến trúc quân sự có 1-0-2 thế giới, được UNESCO công nhận là di sản kép đầu tiên của Đông Nam Á

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chien-ham-hien-dai-dau-tien-do-viet-nam-thiet-ke-va-dong-moi-tam-trinh-sat-hon-100km-radar-co-the-theo-doi-15-muc-tieu-cung-luc-d114703.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Chiến hạm hiện đại đầu tiên do Việt Nam thiết kế và đóng mới: Tầm trinh sát hơn 100km, radar có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc
    POWERED BY ONECMS & INTECH