Chuyển đổi năng lượng bền vững: Bài toán không chỉ là chuyện công nghệ
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, để chuyển đổi năng lượng hiệu quả và bền vững, ba trụ cột chiến lược gồm: Đổi mới sáng tạo, hợp tác công – tư và lấy con người làm trung tâm. Từ đó, tạo nên một định hướng tổng thể, hài hòa và đầy tính hành động cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
Sản lượng tiêu thụ điện tăng gấp đôi vào 2030
Chuyển đổi năng lượng là vấn đề được Việt Nam đặc biệt chú trọng trong chiến lược tăng trưởng bền vững, chuyển đổi xanh và tăng trưởng 2 con số.
Định hướng phát triển của Chính phủ, hệ thống điện của Việt Nam sẽ phát triển theo chiều hướng xanh, sạch, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xanh tuần hoàn, phát thải thấp, phù hợp với các tiêu chuẩn, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam cũng như cam kết tại COP 26, đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
![]() |
Sản lượng tiêu thụ điện tăng gấp đôi vào 2030. |
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cũng vừa được phê duyệt đặt mục tiêu sản lượng điện tăng gấp đôi vào 2030, trong đó, tỷ lệ điện tái tạo chiếm 28-36%.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, để chuyển đổi năng lượng hiệu quả và bền vững, ba trụ cột chiến lược gồm: Đổi mới sáng tạo, hợp tác công – tư và lấy con người làm trung tâm. Từ đó, tạo nên một định hướng tổng thể, hài hòa và đầy tính hành động cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
Theo đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố hỗ trợ, mà chính là "chìa khóa mở cánh cửa" của chuyển đổi năng lượng bền vững. Trong bối cảnh chi phí năng lượng xanh vẫn còn cao, và hiệu suất khai thác tài nguyên còn hạn chế, thì những bước đột phá về công nghệ, từ lưới điện thông minh, pin lưu trữ, năng lượng hydrogen đến trí tuệ nhân tạo đang góp phần tái định nghĩa cách thức chúng ta sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng.
Tuy nhiên, bài toán không dừng ở công nghệ. Sự đổi mới cần bắt đầu từ thể chế, từ những ưu đãi tài chính, bảo vệ sở hữu trí tuệ, đến khung pháp lý cho phép thử nghiệm mô hình kinh doanh mới.
Cùng với đó, thị trường điện cạnh tranh, cơ chế đấu thầu minh bạch cho năng lượng tái tạo, và hệ thống định giá carbon sẽ là các yếu tố mang tính nền tảng.
>>Chiến lược ‘Make in’: Động lực sản xuất nội địa và tăng trưởng xanh toàn cầu
Con người là yếu tố then chốt
Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, "con người là yếu tố then chốt", và điều đó có nghĩa là Việt Nam cần một lực lượng nhân sự am hiểu cả công nghệ lẫn quản trị chính sách, những người có khả năng đưa các sáng kiến đổi mới sáng tạo vào thực tiễn.
Đặc biệt, nhấn mạnh vai trò của hợp tác công – tư (PPP) trong huy động nguồn lực cho chuyển đổi năng lượng, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Long nhận định, Chính phủ có thể định hướng chiến lược và luật chơi, nhưng khu vực tư nhân mới có khả năng mang tới vốn, công nghệ và mô hình vận hành linh hoạt.
![]() |
Con người là yếu tố then chốt trong việc chuyển đổi năng lượng. |
Theo đó, các mô hình PPP thành công không chỉ giúp giảm chi phí vốn mà còn giảm rủi ro chính trị, tăng tốc triển khai các dự án năng lượng sạch ở quy mô lớn. Ví dụ, sự tham gia của tư nhân trong các dự án điện mặt trời, điện gió những năm gần đây đã góp phần giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu ASEAN về công suất năng lượng tái tạo.
Quả thực là như vậy, việc khuyến khích các mô hình PPP trong lĩnh vực năng lượng luôn được các chuyên gia nhấn mạnh như giải pháp “hút” dòng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này. Bởi thực tế, các dự án PPP trong lĩnh vực năng lượng hiện đang có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân chính lại thường đến từ các vấn đề liên quan đến cơ chế mua bán điện, bảo lãnh doanh thu và các cam kết tài chính từ phía Nhà nước.
"Nếu không có sự cải thiện về khung pháp lý, đặc biệt về mô hình hợp tác công - tư (PPP), việc thu hút vốn đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức", chuyên gia nhận định.
Bà Vũ Quỳnh Lê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Tài chính cho rằng, Quy hoạch điện VIII chính là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các dự án PPP trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách cơ chế, bao gồm việc đơn giản hóa quy trình phê duyệt dự án, tăng cường bảo lãnh doanh thu và đảm bảo cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng giữa các bên liên quan.
Chuyên gia cũng đưa ra một số khuyến nghị quan trọng, bao gồm việc áp dụng các công cụ tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh, quỹ đầu tư PPP các thỏa thuận tài chính hỗn hợp. Đồng thời, để thúc đẩy dòng vốn FDI vào lĩnh vực năng lượng, cần đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế có kinh nghiệm.
Theo các chuyên gia, việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.
>>Bình Định khởi động đề án tăng trưởng xanh: Vingroup và hệ sinh thái chung tay thực hiện
ADB sẽ cấp vốn cho Việt Nam chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh