Tết Nguyên đán là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là việc tích trữ vô tội vạ không có khoa học.
Vào ngày Tết, mọi người thường mua nhiều thực phẩm  để bảo quản, tích trữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản thực phẩm đúng để giữ được giá trị dinh dưỡng, mùi vị, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thậm chí, một số thói quen sai lầm còn khiến người dùng bị ngộ độc. Vì vậy, để tránh ngộ độc thực phẩm và các vấn đề sức khỏe khác, các chuyên gia đã cảnh báo 4 sai lầm phổ biến cần tránh trong bảo quản thực phẩm, thức ăn thừa dịp Tết  như sau:
(TyGiaMoi.com) - Trữ các sản phẩm sữa ở cánh cửa tủ lạnh
Cánh các cửa tủ là nơi hay bị thay đổi nhiệt độ nhất do quá trình mở ra mở vào của người dùng, bởi vậy khi bảo quản các thực phẩm cần nhiệt độ thấp như sữa sẽ rất dễ bị hỏng. Bạn nên lưu ý điều này và bố trí để nơi bảo quản cho hợp lý.
(TyGiaMoi.com) - Không đóng bao bì thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh
Ngày Tết lượng thức ăn rất nhiều bởi vậy mà các bà nội trợ thường mua và để chung vào nhau luôn khi chưa phân loại hoặc sử dụng máy hút chân không thực phẩm.
Việc để chung như vậy sẽ khiến thực phẩm nhanh hỏng hơn, tốt nhất nên bọc màng thực phẩm hoặc tiến hành hút chân không các túi thực phẩm rồi mới cho vào tủ lạnh.
Khi cho đồ vào tủ lạnh cần phải làm sạch sẽ để không bị nhiễm khuẩn, bởi môi trường tủ lạnh khá nhỏ, chỉ cần một túi đồ có vi khuẩn sẽ rất nhanh chóng lan sang các túi đồ khác.
Dùng nồi điện để giữ ấm món ăn tới bữa sau
Một số người đã quen với việc sử dụng nồi điện để giữ ấm thức ăn cho đến bữa ăn tiếp theo. Nhất là với các loại đồ ăn được nấu bằng nồi cơm điện, nồi nấu chậm hoặc nồi chảo điện có chức năng giữ ấm bên cạnh đun nấu. Điều này có thể nghe tiện lợi và tiết kiệm thời gian, nhất là trong dịp Tết. Nhưng trên thực tế, các loại nồi điện chỉ có thể giữ ấm ở mức tối đa là 40 - 50 độ. Đây vẫn là khoảng nhiệt độ nguy hiểm, có thể khiến vi khuẩn xâm nhập. Chưa kể, việc làm nóng thức ăn liên tục hoặc nhiều lần, trong thời gian dài dễ khiến chúng biến chất, suy giảm dinh dưỡng, sản sinh ra chất gây hại.
Hâm nóng thức ăn thừa quá nhiều lần
Thức ăn thừa dịp Tết luôn khiến các gia đình phải đau đầu, bởi Tết đến chúng ta nấu nướng, cúng lễ nhiều nhưng lại thường ăn không hết. Vì vậy, các món ăn thừa tích tụ lại và được hâm nóng hết ngày này tới ngày khác.
Việc hâm nóng lại thức ăn thừa sẽ khiến cho thực phẩm bị mất chất, suy giảm dinh dưỡng hoặc thậm chí biến chất và gây độc hại. Nhất là với các món như rau xanh lá, hải sản, nấm, khoai tây, trứng luộc hoặc món hầm. Chúng ta thậm chí không nên để chúng qua đêm, ngay cả khi bảo quản trong hộp kín ở tủ lạnh. Bởi vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn hoặc sản sinh ra chất độc hại. Ví dụ như rau xanh lá đậm để qua đêm dễ sinh ra nitrit gây ngộ độc. Hay đun nấu lại các món chiên rán, nướng, xào dễ gây cháy khét, tạo thành aldehyt có thể gây ung thư. Các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất chỉ nên chế biến thức ăn để ăn vừa đủ từng bữa hoặc hâm nóng 1 - 2 lần.
>> Sau những buổi tiệc tùng, hãy làm những việc này để giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc bệnh