Chuyên gia gọi tên 2 mã cổ phiếu ngân hàng 'tiềm năng' cho danh mục đầu tư tháng 10
Hai mã cổ phiếu này 'lọt tầm ngắm' chuyên gia bởi tín dụng tăng trưởng được cải thiện.
Báo cáo Chứng khoán ABS mới đây vừa đưa ra khuyến nghị MUA cho 2 mã cổ phiếu ngân hàng TPB và VPB dựa trên luận điểm đầu tư tăng trưởng tín dụng cải thiện.
TPB  - Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 19.000 đồng/cổ phiếu, kỳ vọng tăng gần 9%
Quý II/2024, TPBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 4.236 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ, giảm 10% so với quý trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 1.904 tỷ (tăng 18% so với cùng kỳ, tăng 4% so với quý trước). Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 3.237 tỷ (tăng 19% so với cùng kỳ, giảm 6% so với quý trước) do NIM tăng trưởng 19 điểm so với cùng kỳ nhưng lại giảm so với quý trước, tăng trưởng tín dụng đạt 4,2% YTD, so với mức giảm 3% YTD trong quý 1.
Thu nhập ngoài lãi ghi nhận diễn biến ảm đạm, chỉ đạt 999 tỷ (giảm 16% so với cùng kỳ, giảm 21% so với quý trước), chủ yếu do sự tăng trưởng từ thu nhập hoạt động dịch vụ và thu nhập khác không đủ bù đắp cho khoản lỗ 45 tỷ của hoạt động chứng khoán đầu tư (cùng kỳ lãi 228 tỷ).
Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi (NOII) không đổi trong quý II/2024 khi thu nhập hoạt động dịch vụ tăng 45,6% so với cùng kỳ, bù đắp mức giảm 99,6% từ kinh doanh ngoại hối. Chi phí hoạt động giảm 28% so với cùng kỳ chủ yếu do giảm lương và chi phí dự phòng. Lợi nhuận ròng trong quý II/2024 đạt 1,523 tỷ đồng (tăng 18,4% so với cùng kỳ).
Diễn biến cổ phiếu TPB thời gian gần đây |
Về phía chi phí, chi phí hoạt động ghi nhận 1.383 tỷ (giảm 28% so với cùng kỳ, giảm 17% so với quý trước), hỗ trợ cho kết quả kinh doanh, trong khi đó chi phí trích lập vẫn tương đối cao với 949 tỷ (tăng 158% so với cùng kỳ, giảm 20% so với quý trước) khi TPBank vẫn đang tích cực xử lý nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 2,06% so với 2,23% trong quý trước, đảm bảo mục tiêu tỷ nợ xấu dưới 2,5. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng tăng từ 60% lên 66% cho thấy chất lượng tài sản cải thiện so với quý trước. TPBank có tỷ trọng cho vay cá nhân tương đối lớn (trên 50%) vì vậy trong bối cảnh sức khỏe kinh tế suy yếu, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng khiến ngân hàng cũng chịu tác động lớn hơn.
Theo ABS, mức tăng trưởng tín dụng ở mức 4,2% tuy đang thấp hơn so với toàn ngành (6% so với đầu năm) nhưng với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ tiêu dùng và thị trường bất động sản cuối năm 2024 và năm 2025 thì mức tăng trưởng tín dụng của TPBank sẽ được cải thiện.
TPB đang giao dịch ở P/B hiện tại là 1,30x, thấp hơn mức bình quân 3 năm là 1,46x.
VPB  - Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 22.000 đồng/cổ phiếu, kỳ vọng tăng gần 6%
Kết thúc quý II/2024, VPBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 16.128 tỷ (tăng 26 so với cùng kỳ, tăng 20% so với quý trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 4.483 tỷ (tăng 72% so với cùng kỳ, tăng 7% so với quý trước). Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 12.408 tỷ (tăng 42% so với cùng kỳ, tăng 10% so với kỳ trước) nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 7,8% từ đầu (cao hơn bình quân ngành) và NIM hồi phục tốt so với cùng kỳ.
Biên lãi thuần NIM quý II của VPBank hồi phục 12 điểm % so với quý trước lên 5,8% và vẫn là một trong những ngân hàng có biên lãi thuần cao nhất nhờ khẩu vị rủi ro tương đối cao.
Thu nhập ngoài lãi đạt 3.720 tỷ, giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ nhưng đã hồi phục tốt từ mức nền thấp trong quý trước (tăng 78% so với quý trước). Thu từ dịch vụ và thu từ hoạt động khác là hai hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất nguồn thu ngoài lãi của VPBank. Trong đó, hoạt động thu hồi nợ xấu (thuộc hoạt động khác) thường xuyên biến động lớn, tùy thuộc vào từng thời điểm và sự hồi phục của nền kinh tế, từ đó khiến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng khá trồi sụt.
Về chi phí, chi phí hoạt động ghi nhận 3.331 tỷ (giảm 9% so với cùng kỳ, giảm 4% so với quý trước) chủ yếu nhờ ngân hàng cắt giảm chi phí nhân sự, tỷ lệ CIR giảm về mức 20,7%, thuộc nhóm thấp nhất so với các ngân hàng. Ngược lại chi phí trích lập dự phòng vẫn ở mức cao với 8.313 tỷ (tăng 28% so với cùng kỳ, tăng 44% so với quý trước) do chất lượng tài sản vẫn diễn biến căng thẳng.
Diễn biến cổ phiếu VPB thời gian gần đây |
Tỷ lệ nợ xấu tăng 0,24 điểm % so với quý trước lên 5,08%, trong đó NPL ngân hàng mẹ là 3,3%, giảm so với mức 4,8% trong quý I và NPL của FeCredit ước tính hơn 20%. Đối với 4.350 tỷ trái phiếu VAMC ghi nhận trong quý IV/2023, VPB đã tất toán xong trong quý II. Mặc dù đã cải thiện so với mức đỉnh 6,52% trong quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu của VPB vẫn ở mức cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Trong đó, một phần đến từ bản chất mô hình hoạt động kinh doanh với khẩu vị rủi ro cao của VPB khi tỷ trọng cho vay tín chấp và kinh doanh BĐS cao, lần lượt chiếm 20% và 22% dư nợ tín dụng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng cũng ở mức thấp, chỉ đạt 48%, hàm ý rằng áp lực trích lập vẫn còn kéo dài.
Tỷ lệ nợ xấu tăng 0,24 điểm % so với quý trước lên 5,08%, trong đó NPL ngân hàng mẹ là 3,3%, giảm so với mức 4,8% trong quý I và NPL của FeCredit ước tính hơn 20%. Đối với 4.350 tỷ trái phiếu VAMC ghi nhận trong quý IV/2023, VPBank đã tất toán xong trong quý II. Mặc dù đã cải thiện so với mức đỉnh 6,52% trong quý II/2023, tỷ lệ nợ xấu của VPB vẫn ở mức cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Trong đó, một phần đến từ bản chất mô hình hoạt động kinh doanh với khẩu vị rủi ro cao của VPBank khi tỷ trọng cho vay tín chấp và kinh doanh BĐS cao, lần lượt chiếm 20% và 22% dư nợ tín dụng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng cũng ở mức thấp, chỉ đạt 48%, hàm ý rằng áp lực trích lập vẫn còn kéo dài.
VPB đang giao dịch ở P/B hiện tại là 1,20x, thấp hơn mức bình quân 3 năm là 1,51x.
>> Top 2 cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, không nên bỏ lỡ trong tháng 10 
Top 2 cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, không nên bỏ lỡ trong tháng 10 
Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng gần 22%